Tỷ phú Mường Lò

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/10/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ sự dám nghĩ, dám làm mà chỉ sau vài năm, anh Phạm Văn Phương ở tổ 13 phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã trở thành chủ trang trại nuôi nhím với giá trị hàng tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, đàn nhím cho anh thu nhập trên một triệu đồng. Từ nuôi nhím, anh Phương đã trở thành tỷ phú Mường Lò.

Anh Phương chăm sóc nhím sinh sản.
Anh Phương chăm sóc nhím sinh sản.

“Trước khi đến với nghề nuôi nhím, cuộc sống gia đình tôi cũng không khá giả gì. Tôi đã trải qua hàng chục nghề vất vả như: làm công nhân giao thông, chạy chợ, lái xe tải... Tình cờ, trong một chuyến chở hàng đi Sơn La vào năm 2003, bắt gặp người dân nơi đây nuôi nhím đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy là gom vốn để đầu tư nuôi!”, chủ trang trại Phương Tử Ông tâm sự về con đường đến với nghề nuôi nhím của mình.

Ban đầu ít vốn nên anh Phương chỉ quyết định mua 6 con nhím giống, với giá trên 20 triệu đồng. “Do nhím hiếm, để có nhím giống tôi phải cậy cục, liên hệ  mãi mới mua được 6 chú nhím rừng do người ta mới bắt về thuần dưỡng. Nhìn lũ nhím lúc đó chắc không ai tin là thành công vì chúng gầy xác xơ. Hôm đi mua, tôi cẩn thận chuẩn bị đem thêm cả dao, hộp xốp đựng đá lạnh đề phòng nếu nhím chết dọc đường thì mổ, ướp đem bán cho nhà hàng đặc sản gỡ lại ít vốn” - anh Phương nhớ lại.

Bao công sức và niềm tin đặt vào đàn nhím. Sau vài tháng, cả 6 cặp nhím đều phát triển tốt và cho sinh sản. Như được tiếp thêm sức mạnh, anh bàn cùng gia đình quyết định bán chiếc xe ô tô vận tải - phương tiện làm ăn chính của gia đình được trên 400 triệu đồng và cùng với số vốn của bạn bè mua thêm 40 cặp nhím nữa.

Về nghề nuôi nhím, anh Phương cho biết: “Dù giá đầu tư ban đầu khá đắt, 12 triệu đồng đối với một cặp nhím một tháng rưỡi tuổi, 14 triệu với nhím 3 tháng tuổi và vài ba mươi triệu đối với nhím cái sinh sản tốt, nhưng nhím là loài chăn nuôi tương đối dễ vì nó là loài ăn tạp, dễ sinh sản, ít bệnh tật, nuôi nhím sinh sản là siêu lợi nhuận”.

Đưa chúng tôi đi thăm trại chăn nuôi, chuồng trại được đầu tư khá rất đơn giản, mỗi ô nuôi nhím chỉ rộng hơn mét vuông, có cửa thông sang nhau, độ cao vừa phải để cho nhím không nhảy ra ngoài. Lúc cao điểm nhất, trại nhím của anh Phương có tới 120 cặp nhím.

Hiện nay với 100 con nhím giống, nhiều con nặng tới trên dưới 20 kg, nhiều nhím mẹ đang vào thời kỳ mang thai, đang nuôi con và nhiều nhím mẹ có giá vài chục triệu đồng, do vậy hiện tổng đàn nhím của anh Phương có giá trị khoảng 2 tỷ đồng.

“Trung bình mỗi ngày một con nhím chỉ chi phí hết một ngàn đồng  tiền thức ăn là rau, củ, quả... đều là những thứ rẻ và dễ mua, và có thể xin được. Mỗi tháng chỉ cần có ba cặp nhím đẻ, trung bình hơn một tháng đã có giá hơn chục triệu đồng một cặp và ngày ngồi chơi tôi cũng có thu nhập trên 1 triệu đồng” - anh Phương tiết lộ.

Không chỉ có trang trại nuôi nhím với quy mô lớn, vừa để giúp bạn bè anh em thân thích vừa để nhân đàn, anh Phương còn tiến hành cho nuôi nhím theo hình thức ăn chia. Nhiều hộ gia đình, sau khi đầu tư làm chuồng trại, được anh giao nhím giống bố mẹ về nuôi. Khi nhím sinh đẻ sẽ chia 50 - 50 và hai bên cùng có lợi.

Với hình thức này, đến nay đã có hàng chục hộ dân trong địa bàn thị xã Nghĩa Lộ nhận nuôi và số nhím theo hình thức nuôi ăn chia đã lên đến 36 đôi. Không những nuôi nhím giỏi, anh Phương còn không giấu giếm những kinh nghiệm mà anh tích lũy được trong quá trình chăn nuôi.

Vì vậy, người đến học hỏi kinh nghiệm của anh rất đông và số người đến mua nhím giống ở trang trại của anh ngày càng nhiều, trong đó có cả ở nơi xa như: Sơn La, Hưng Yên, Phú Thọ... Nhím sinh sản đến đâu, bán hết đến đó.

Về tương lai của mình, anh Phương cho biết: “Đang tiến hành xây dựng một trang trại tại gia đình người em gái tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Còn về lâu dài sẽ quy tụ những người nuôi nhím để thành lập hiệp hội những người nuôi nhím, để việc nuôi nhím ngày càng phát triển đem lại hiệu quả”.  

Nguyễn Đình

Các tin khác
Vợ chồng anh chị Tiến Hoa chăm sóc đàn lợn của gia đình.

YBĐT - Dám nghĩ, dám làm, vợ chồng anh chị Phạm Minh Tiến, chị Cao Thị Hoa đã rời bỏ mặt đường ở phường Nguyễn Thái Học thành phố Yên Bái để vào rừng làm kinh tế, phát triển chăn nuôi lợn, nuôi cá và trồng rừng.

YBĐT - Phương pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những bước đột phá của Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời là một trong những phong trào thi đua của nhà trường thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Chị Quách Thị Hành đang chăm sóc đàn lợn

YBĐT - Hơn ba giờ sáng, cả thôn 6 của xã Minh Quán (Trấn Yên) còn chìm trong giấc ngủ thì chị Quách Thị Hành đã trở giấc, lọ mọ xuống bếp, nhóm lửa chuẩn bị cho mẻ đậu kịp buổi chợ sớm.

Ông Lù đang chăm sóc đàn bò của gia đình.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của đồng chí Giàng Sông Tu - Bí thư Đảng uỷ xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả của gia đình ông Sùng A Lù, thôn Tấu dưới, một trong những hộ tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế từ cuộc vận động hạ sơn năm 1995.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục