Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/9/2011 | 9:13:19 AM

YBĐT - Sau những tháng ngày mày mò học cách làm giàu, giờ đây cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng, thôn Do Ngòi, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình đã là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương với tổng thu nhập từ 120 đến 125 triệu đồng/năm.

Tư thương đến giao dịch mua bán gỗ rừng trồng của nông dân xã Văn Lãng (Yên Bình).
(Ảnh: Linh Chi)
Tư thương đến giao dịch mua bán gỗ rừng trồng của nông dân xã Văn Lãng (Yên Bình). (Ảnh: Linh Chi)

Xuất ngũ, trở về địa phương rồi lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ vươn lên trong gian khó, sau những tháng ngày mày mò học cách làm giàu, giờ đây cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng, thôn Do Ngòi, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình đã là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương với tổng thu nhập từ 120 đến 125 triệu đồng/năm.

Đang bận khai thác những diện tích bạch đàn mô trên hồ Thác Bà cho kịp chuyến tàu về bến, thấy có khách ghé chơi, giao lại công việc cho vợ và mấy người thợ khai thác, lau vội những giọt mồ hôi trên trán, anh Thắng mời chúng tôi vào nghỉ tạm tại lán, tránh cái nắng “rám trái bòng” đầu thu. Rót chén trà xanh mời khách, anh kể cho chúng tôi nghe về ngày đầu khởi nghiệp của gia đình.

Từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, năm 1989, xuất ngũ trở về địa phương rồi lập gia đình trong điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, xoay xở đủ nghề nhưng cuộc sống của gia đình cũng không khá hơn là mấy. sau nhiều tháng ngày trăn trở, năm 2002, anh đã quyết định vay 7 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện để đào ao thả cá và xây dựng chuồng trại để chăn nuôi.

Do vốn ít nên lứa đầu tiên anh chỉ nuôi 2 đôi lợn thịt và thả hơn 200 con cá giống để "lấy ngắn nuôi dài". Nhờ chăm chỉ làm ăn và biết tính toán quay vòng sinh lời đồng vốn, qua mỗi lần xuất bán lợn, cá, gia đình anh đã dành dụm được thêm ít vốn liếng. Với số tiền ít ỏi, anh tiếp tục đầu tư mua máy xay xát phục vụ bà con trong vùng, lấy công làm lãi, tận dụng phụ phẩm để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Luôn tạo cho mình những bước đi mới, mặc dù vất vả nhưng bù lại cuộc sống từng bước khá lên trông thấy. Không bằng lòng với những gì đã đạt được, anh Thắng luôn trăn trở phải tìm một hướng đi hiệu quả để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Nhận thấy thế mạnh của vùng đất mình chính là đất rừng và nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng ngày một cao, sau những chuyến đi thăm quan, khảo sát tình hình thực tế của địa phương và những mô hình kinh tế tổng hợp của bạn bè, năm 2005, anh mạnh dạn đứng ra nhận 16 ha đất rừng khu vùng lòng hồ Thác Bà để trồng rừng kinh tế. Do vốn ít nên những ngày đầu bắt tay vào trồng rừng, gia đình anh gặp không ít khó khăn.

Thiếu vốn, không có tiền thuê nhân công nên hai vợ chồng anh cần mẫn đánh gốc, bốc trà rồi tìm đến Lâm trường Thác Bà mua giống và nhờ cán bộ hướng dẫn cách trồng rừng kinh tế. Khi rừng chưa khép tán, anh trồng thêm sắn, ngô, một phần để phát triển chăn nuôi, phần bán đi để có tiền đầu tư tiếp cho trồng rừng. Chọn hướng phát triển kinh tế là trồng rừng, anh Thắng luôn hiểu rằng từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch sẽ là một khoảng thời gian khá dài, lấy ngắn để nuôi dài, rồi suốt nhiều năm ròng lao động, đất đã không phụ công người. Sau những tháng ngày không quản mưa nắng và sự chăm sóc của anh, 16 ha rừng của gia đình anh đã cho thu hoạch.

Tính riêng tiền tỉa thưa, mỗi năm gia đình cũng thu về 100 triệu đồng, cùng với xuất bán 3 tấn lợn hơi mỗi năm thu về khoảng 80 triệu đồng và trên 7 triệu tiền bán cá. Khi được hỏi về bí quyết giúp anh thành công, anh chỉ cười: “Người nông dân muốn thoát nghèo không khó, điều quan trọng là phải chịu thương chịu khó, dám nghĩ dám làm”.

Hơn 10 năm dày công với mô hình kinh tế tổng hợp, từ hai bàn tay trắng, giờ đây cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng đã là chủ nhân của một cơ ngơi được xây dựng khá bài bản và quy mô đáng giá bạc tỷ ở vùng sông nước Vĩnh Kiên này. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh cũng thu lãi từ 120 đến 125 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, đồng đội, hội viên cựu chiến binh trong xã và bà con lối xóm có nhu cầu phát triển kinh tế trang trại, đồi rừng, anh Thắng còn tận tình giúp đỡ cả vốn, con giống không tính lãi.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng làm kinh tế giỏi đã được nhiều người tìm đến thăm quan học tập cách làm giàu.    

Thanh Tân

Các tin khác
Mặc dù tuổi đã cao nhưng hàng ngày ông tiến vẫn lên rừng lao động.

YBĐT - Đón chúng tôi trong ngôi nhà hai tầng khá khang trang là một cụ ông năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông là Đoàn Xuân Tiến, thôn Hồng Bàng, xã Đại Đồng (Yên Bình) - một điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương.

YBĐT - Đêm rằm Trung thu này bất cứ ai có dịp qua tổ 25 phường Hồng Hà sẽ được mời dự hội trăng rằm với trẻ nhỏ và người dân nơi đây, nhất là sẽ được thưởng thức màn múa sư tử do cụ Khang chỉ huy...

YBĐT - Đến thôn 6, xã Hợp Minh (thành phố Yên Bái), mọi người thường nhắc đến chị Nguyễn Thị Dịu, một phụ nữ dám nghĩ dám làm. Chị là một trong số những người thực hiện mô hình trồng nấm tiêu biểu hiện nay ở thành phố.

Khu trung tâm thành phố Yên Bái hôm nay.
(Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Đó là ông Nguyễn Văn Quyết trú tại tổ 24, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Ông sinh năm Mậu Thìn (1928) đến nay đã tròn 83 tuổi. Ông được UBND phường và bà con tín nhiệm giao nhiệm vụ quản lý chợ Nam Cường. Cái chức này bao gồm cả quản lý và quét chợ hàng ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục