YBĐT - Trong nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân quan trọng là một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội, coi đây là nhiệm vụ riêng ngành chứ không phải của mình.
Xác định nguồn vốn tín dụng ưu đãi có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nên Yên Bái đã hết sức quan tâm và tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn hoạt động hiệu quả. Do đó đến nay, 180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội, các điểm giao dịch này được đặt ngay tại trung tâm nên rất thuận lợi cho người dân đến giao dịch.
Từ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách cho hơn 195.000 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh vay vốn. Nguồn vốn chính sách đã góp phần giúp trên gần 50.000 hộ thoát nghèo, hỗ trợ trên 21.300 học sinh được đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; trên 6.200 hộ được hỗ trợ xóa nhà dột nát; xây dựng trên 18.000 công trình nước sạch, gần 18.300 công trình vệ sinh...
Bên cạnh kết quả đạt được, thực tế cho thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội chưa thực sự ổn định, cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chất lượng tín dụng chưa đồng đều. Trong nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân quan trọng đó là một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội, coi đây là nhiệm vụ của riêng ngành chứ không phải của mình. Điều này dẫn đến kết quả công tác giảm nghèo thời gian qua chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm còn cao, chênh lệch giàu, nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn lớn, đời sống người nghèo vẫn còn nhiều khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, cùng nỗ lực của hệ thống ngân hàng chính sách, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể nhất là cấp cơ sở cần xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ của địa phương mình, từ đó tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội để bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Cụ thể, cấp ủy Đảng, chính quyền phải có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; chỉ đạo làm tốt công tác điều tra, xác định đối tượng được vay vốn, phối hợp giữa các hoạt động huấn luyện kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn… giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả.
Đối với mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội phải phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phối hợp chặt chẽ với ngân hàng chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn, tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; lồng ghép với các chương trình, dự án của các tổ chức mình đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình… từ đó giúp đoàn viên, hội viên của mình vươn lên thoát nghèo bền vững.
Năm 2025 được tỉnh Yên Bái xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025…, thiết thực lập thành tích chào mừng 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945 - 30/6/2025), tạo tiền đề vững chắc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong bối cảnh hiện đại hóa và đô thị hóa, vấn đề ứng xử có văn hóa với môi trường trở thành đòi hỏi cấp bách, góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng thực hiện các hoạt động, giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) thiết thực.
Vừa đi qua một năm vượt khó thành công, dường như chưa bao giờ không khí vào năm mới lại tưng bừng, sôi động và nhiều kỳ vọng như 2025. Những ngày tháng mở ra với động lực mạnh mẽ đang tạo sức bật cho chặng nước rút hoàn thành kế hoạch 5 năm mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đề ra.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là việc làm rất khó vì liên quan trực tiếp đến một số cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị; tất sẽ "đụng chạm”. Vì lợi ích chung, sẽ có những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải "hy sinh” quyền lợi. Do đó, công tác lãnh đạo tư tưởng phải thực hiện thật quyết liệt ngay từ mỗi chi bộ.
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là kết thúc năm 2024 và còn chưa đầy 10 tháng nữa là kết thúc 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Với quyết tâm cao, phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên và thực hiện có kết quả 3 đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm, Yên Bái đã cơ bản đạt các mục tiêu Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đề ra.
Đây là thời điểm có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng để toàn Đảng, toàn dân đồng tâm theo Đảng, lan tỏa mạnh mẽ ý chí chính trị, phát huy cao độ dũng khí của "hội nghị Diên Hồng” năm xưa để thực hiện tốt Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, đảm bảo bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Những năm qua, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh được phát huy, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại trên địa bàn toàn tỉnh, ngành nông nghiệp và bà con nông dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 6.000 ha cây trồng; trên 357.000 con gia súc, gia cầm chết; ngập tràn bờ gây thiệt hại gần 800 ha ao và 109m3 lồng cá... Mưa lũ cũng làm 406 công trình thủy lợi bị hư hỏng; 24 công trình cấp nước tập trung nông thôn hư hỏng nặng.
Đã có rất nhiều bài viết đề cập đến sự tàn phá của thiên tai, những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang và người dân cũng như những tấm lòng thảo thơm của đồng bào cả trong và ngoài nước đối với bà con vùng lũ Yên Bái. Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhắc tới một số điều chưa được, hay nói cách khác là rất không nên của một bộ phận người dân khi thiên tai xảy ra. Cụ thể ra sao, mời bạn đọc xem bài viết dưới đây mà tác giả là người tận mắt chứng kiến!
Là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, song, những năm qua, ngành y tế Yên Bái đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế hướng tới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.
Phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chủ động tham gia PCCC, cùng với các lực lượng Công an tỉnh, lực lượng Cảnh sát PCCC của tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH...
Cơn bão số 3 mang tên (Yagi), cơn bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng gây sạt lở đất, ngập lụt gây nên nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát cho người dân các tỉnh, thành phố miền Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái. Mưa bão dù ác liệt đến đâu rồi cũng sẽ qua đi, chỉ có tình đồng chí, nghĩa đồng bào mãi còn ở lại cùng với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Cùng với việc giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục lối sống văn minh, đạo đức cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà các tổ chức Đoàn đang nỗ lực thực hiện. Tinh thần yêu lao động, truyền thống hiếu học, sự sáng tạo và ý thức tự giác là những giá trị cốt lõi mà thanh niên cần được bồi đắp.
Các dự án, công trình lớn, trọng điểm là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên diện mạo mới và sức sống mới của địa phương. Vì vậy, các sở, ngành, chủ đầu tư cần tập trung giải quyết khó khăn để triển khai thi công các công trình, dự án đạt tiến độ theo yêu cầu đề ra…
Mới đây, Công an tỉnh Yên Bái vừa công khai danh sách các doanh nghiệp không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Theo đó, các đơn vị doanh nghiệp vi phạm có hầu hết ở các địa phương trong tỉnh như: Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên… và thành phố Yên Bái. Đáng suy nghĩ, trong danh sách 10 doanh nghiệp mà Công an tỉnh công bố đều là những đơn vị, doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động lâu năm.
60 năm trước, trong bối cảnh cả nước có chiến tranh, thực hiện Chỉ thị của Đảng và lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9/8/1964, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội đã phát động phong trào "Ba sẵn sàng" trong đoàn viên và thanh niên (ĐVTN): “Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm; Sẵn sàng khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác học tập trong bất kỳ tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào và làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.
Thực tiễn cho thấy rất nhiều hộ gia đình ở thành phố, thị xã, thị trấn đang dôi dư từ vài chục đến cả trăm mét vuông đất trong khuôn viên của gia đình mình, diện tích đất dôi dư này thuộc loại đất vườn tạp, đất trồng cây lâm nghiệp… mà không phải đất ở đô thị.
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp của tỉnh Yên Bái đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; khẳng định vai trò, vị trí và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một xu hướng đáng lo ngại trong lựa chọn tổ hợp thi của học sinh THPT - sự gia tăng đáng kể của các thí sinh chọn thi tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH). Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của nền giáo dục và sự chuẩn bị của thế hệ trẻ cho tương lai trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua được tăng cường thực hiện với tinh thần “tự nguyện, tự phòng, tự quản”. Con số lực lượng chữa cháy tại chỗ tự dập tắt được 15/21 vụ cháy cho thấy sự chuyển biến về nhận thức để nâng cao ý thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân là yếu tố quan trọng.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu