Yên Bái: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn
- Cập nhật: Thứ sáu, 22/7/2016 | 9:25:06 AM
YBĐT - Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa thông thạo chữ viết và tiếng phổ thông; một số phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại; đội ngũ cán bộ thực hiện công tác trợ giúp pháp lý còn mỏng.
Trong thời gian qua, việc thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011- 2020; Quyết định số 59/2012/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013- 2020 cùng Đề án tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND.
Các cơ quan, ban, ngành của tỉnh đã chủ động phối hợp, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện việc triển khai Luật Trợ giúp pháp lý, kịp thời đưa Luật tới người dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ tỉnh đến cơ sở đã được tăng về số lượng và chất lượng. Các nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được cải tiến đa dang, phong phú hơn... góp phần đưa pháp luật đến với đông đảo cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nâng cao ý thức "Sống và làm việc theo pháp luật" của nhân dân.
Tuy nhiên, Yên Bái là tỉnh miền núi với địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn; cơ sở hạ tầng, kinh tế chưa phát triển; trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa thông thạo chữ viết và tiếng phổ thông; một số phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác trợ giúp pháp lý còn mỏng. Ví dụ, Trung tâm Trợ giúp pháp lý năm 2009 có 1 trợ giúp viên, năm 2010 có 2 trợ giúp viên, năm 2011 có 5 trợ giúp viên và đến hết năm 2014, Trung tâm mới có 7 trợ giúp viên.
Các tổ chức đăng ký, tham gia trợ giúp pháp lý, hiện mới có 2 văn phòng luật sư, 1 trung tâm tư vấn pháp luật; các luật sư là tư vấn viên pháp luật đều là những người có tuổi đời trên 60 tuổi, không đảm bảo về sức khỏe cho quá trình tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý tại các địa bàn xa trung tâm. Thêm vào đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn chung mới được triển khai thường xuyên tại các khu đô thi, nơi tập trung đông dân cư.
Tại địa bàn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì việc duy trì công tác giáo dục, phổ biến pháp luật chưa thường xuyên, chất lượng còn hạn chế. Hoạt động quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn vẫn còn yếu. Các câu lạc bộ pháp luật và tổ hòa giải ở cơ sở chưa hoạt động thường xuyên, chất lượng sinh hoạt còn nghèo nàn...
Những hạn chế trên, đã làm cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn.
Từ thực tiễn địa phương, càng đòi hỏi thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái cần được triển khai sâu rộng hơn nữa. Trong đó, cần nâng cao chất lượng các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với người dân; nâng cao chất lượng các hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức đa dạng các hội thi tìm hiểu về pháp luật; đảm bảo công tác phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến gắn với tuyên truyền điểm pháp luật; đảm bảo công tác biên soạn tài liệu tuyên truyền gần gũi, dễ hiểu đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của tủ sách pháp luật, tổ hòa giải pháp luật ở cơ sở, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Hoài Văn
Các tin khác
YBĐT - Thời hạn thực hiện chuyển đổi hợp tác xã (HTX) theo Luật HTX năm 2012 đã kết thúc từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh Yên Bái còn trên 45% số HTX chưa thực hiện chuyển đổi. Đáng chú ý, trong số 318 HTX, chỉ có 181 HTX đang hoạt động, 137 HTX đã ngừng hoạt động nhưng chưa công bố giải thể.
YBĐT - Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, hàng ngàn người con của Yên Bái đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc; tự do, hạnh phúc của nhân dân.
YBĐT - Ở Yên Bái, đến thời điểm này, chưa xảy ra vụ TNGT đường thủy nào nghiêm trọng, nhưng nguy cơ mất ATGT đường thủy đang hiện hữu.
YBĐT - Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có 900 nghìn trẻ em tử vong do tai nạn thương tích (TNTT), tương đương với gần 2.500 trẻ tử vong mỗi ngày. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2010 - 2014, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày có khoảng 580 trẻ em bị TNTT các loại như: tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, điện giật, bỏng...