Vang mãi bản hùng ca bất tử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/5/2022 | 4:19:26 AM

YênBái - Sau các hoạt động tưng bừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và 163 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, người dân cả nước nói chung và quân, dân Yên Bái nói riêng lại vui mừng kỷ niệm 68 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022). Chiến thắng vĩ đại này, đã tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ - ne - vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến đánh đồn Nghĩa Lộ năm 1952 (Ảnh tư liệu).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến đánh đồn Nghĩa Lộ năm 1952 (Ảnh tư liệu).

68 năm về trước, thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng, đảm bảo giao thông vận tải, phục vụ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong vòng 3 tháng, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái đã phát động và hoàn thành phong trào thi đua mở đường từ chợ Hiên (Tuyên Quang) đi Ba Khe (huyện Văn Chấn); đường 13A từ Ba Khe nối với đường 41 đi Sơn La dài 188 km; đường Ba Khe đi Bản Tủ dài 70 km với hơn 3,6 triệu ngày công của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, bảo đảm cho xe ô tô có thể chạy được giữa căn cứ Việt Bắc với Tây Bắc… 

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái còn cung cấp cho mặt trận Điện Biên Phủ 1.840 tấn gạo, 372 con trâu, 429 con lợn và hàng chục tấn rau xanh. Từ năm 1952 - 1954, tỉnh Yên Bái có gần 2.700 thanh niên ưu tú đã hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ; trong đó, có gần 100 dân công bị thương và anh dũng hy sinh và hiện vẫn còn 45 hài cốt liệt sỹ của quê hương Yên Bái đang nằm lại Nghĩa trang Điện Biên Phủ. 

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đó là bản anh hùng ca bất tử của cuộc chiến tranh nhân dân, "được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. 

Năm 2022, tròn 68 năm kể từ ngày lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội ta tung bay trên nóc hầm De Castries với bản hùng ca Điện Biên Phủ bất tử, gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, từ một tỉnh miền núi chậm phát triển, nhiều năm Nhà nước phải hỗ trợ, cứu đói, hôm nay Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 

Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỉnh ngày càng phát triển với những bứt phá quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cải thiện môi trường đầu tư, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc và sự thống nhất, đồng thuận trong Đảng, trong dân thực hiện hiệu quả phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, tăng cường tiềm lực, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh; ổn định chính trị - xã hội địa phương, góp phần xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. 

Trong không khí thi đua triển khai đưa nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, song song với mục tiêu xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, các cấp, ngành trong toàn tỉnh đang nỗ lực chung tay thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Kỷ niệm 68 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2021) là dịp để Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức thi đua lao động, học tập, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cùng cả nước viết tiếp bản anh hùng ca chói lọi của dân tộc anh hùng trong thế kỷ XXI.

Thanh Hương

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục