Hãy cảnh giác với dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cuối năm - 2006 và đầu năm 2007 dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở một số địa phương trong nước làm hàng ngàn con gia cầm chết, tốc độ lây lan mạnh; dịch lở mồm long móng (LMLM) cũng đang nghi có điểm phát dịch ở huyện Mù Cang Chải. Riêng với dịch cúm gia cầm chưa xảy ra ở Yên Bái song tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm cùng với sự chủ quan thờ ơ của người chăn nuôi, người tiêu dùng như hiện nay thì dịch quay trở lại là điều khó tránh khỏi.

Chăn nuôi  bò ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.
(Ảnh: L.C)
Chăn nuôi bò ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái. (Ảnh: L.C)

Không phải là tỉnh có quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn song việc chăn nuôi, phát triển gia cầm đang là nguồn thu lớn của đại bộ phận người dân nông thôn. Hơn nữa người chăn nuôi Yên Bái đã trải qua mấy đợt dịch trong một hai năm trở lại đây làm chết và tiêu huỷ hàng chục ngàn con gia cầm; không chỉ thiệt hại về kinh tế mà đã có hai trường hợp người tử vong do nhiễm vi rút cúm gia cầm H5N1. Theo các nhà chuyên môn, dịch cúm gia cầm còn kìm hãm tốc độ chăn nuôi xuống hơn ba năm. Chẳng hạn dịch LMLM đợt đầu năm 2006 vừa qua từ vài xã ban đầu chỉ sau một thời gian ngắn dịch đã bùng phát tại 29 xã thuộc 8 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, làm 1.363 con trâu, bò mắc bệnh trong đó có 226 con bị chết, 60 con bị tiêu huỷ, thiệt hại kinh tế hàng tỷ đồng. Ngay sau khi phát hiện có dịch, tỉnh, các cơ quan chuyên môn đã vào cuộc, tiến hành tiêm vác xin phòng dịch cúm gia cầm 4 lần tại 123/180 xã phường với 6.094.423 con đạt 91,2% kế hoạch và tiêm vác xin dịch LMLM 2 lần trong 144/180 xã, phường với 238.157 con đạt 85% kế hoạch. Chăn nuôi đang dần khôi phục trở lại và hiện tại đàn gia cầm toàn tỉnh khoảng trên 2 triệu con, đàn gia súc có trên 300 ngàn con trâu, bò, lợn. Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch LMLM, hạn chế tới mức thấp nhất dịch tái phát trở lại địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện về việc triển khai cấp bách một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh đã họp triển khai kế hoạch tới tất cả các thành viên, ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố; chuẩn bị tốt các vật tư thiết bị phòng chống khi có dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm và trên người; thiết lập các đường dây nóng, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và thiết lập, quản lý chặt chẽ tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm trên địa bàn.

 

Những giải pháp, biện pháp của tỉnh, Ban chỉ đạo và các ý kiến của các huyện thị là rất phù hợp và kiên quyết. Nhưng qua khảo sát tại một số chợ trong thành phố Yên Bái, thị xã và các thị trấn, thị tứ nơi đông dân cư tình trạng buôn bán vận chuyển gia cầm, gia súc vẫn diễn ra khá thoải mái. Người dân thì thờ ơ, chủ quan nên gia cầm phần lớn vẫn không qua kiểm dịch, vẫn được buôn bán công khai, người tiêu dùng vẫn vô tư mua về ăn. Lý giải điều này nhiều người dân cho rằng gia cầm, gia súc đã được tiêm vác xin rồi làm sao mà bị dịch nữa nhưng họ đâu có biết được tiêm vác xin chỉ là một trong nhiều biện pháp hạn chế dịch mà thôi chứ không hoàn toàn miễn dịch. Vẫn có hiện tượng gia cầm sống đi rong trên khắp các phố phường mà không thấy một cơ quan chức năng nào nhắc nhở. Rất là nguy hiểm nếu số gia súc, gia cầm ấy mà có mầm bệnh thì đó chẳng phải là sự phát tán dịch bệnh nhanh nhất, hiệu quả nhất hay sao? Việc phun thuốc khử trùng tại các điểm chợ và khu vực công cộng vẫn chưa làm triệt để. Người chăn nuôi vẫn ấp nở, chăn thả tự nhiên, nhất là nuôi vịt chạy đồng vẫn còn. Người dân trong thành phố vẫn chăn nuôi phát triển gia cầm mặc dù đã có lệnh cấm.

 

Để ngăn chặn và hạn chế tới mức thấp nhất dịch bùng phát trở lại, thiết nghĩ, các ngành chức năng nhất là ngành thú y cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch buôn bán, vận chuyển gia cầm trên địa bàn, kiên quyết không để gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch lưu thông trên địa bàn; thực hiện việc dừng ấp nở gia cầm tại tất cả các cơ sở chăn nuôi; tăng cường phun thuốc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi, nơi buôn bán và các khu vực công cộng; khôi phục lại các chốt kiểm dịch đầu mối quan trọng; tăng cường tuyên truyền tới mọi người dân về tác hại và nguy cơ bùng phát dịch để có biện pháp phòng tránh; khi có dịch bệnh xảy ra phải thông báo ngay tới các cấp có thẩm quyền và cơ quan chuyên môn bao vây, khoanh vùng dập dịch. Dịch có thể quay trở lại bất cứ lúc nào do vậy mỗi người dân hãy cảnh giác không được chủ quan thờ ở với dịch cúm gia cầm và dịch LMLM. 

 

Thanh Phúc

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục