Lục Yên chủ động “4 tại chỗ” ứng phó thiên tai

Huyện Lục Yên là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng do các đợt mưa dông kéo dài vừa qua.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện, mưa kéo dài từ ngày 16-18/8 đã làm 5 hộ gia đình ở xã Phúc Lợi bị sạt lở taluy dương; có trên 150 ha lúa, gần 80 ha ngô bị ngập cục bộ; hơn 9 ha diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân bị thiệt hại; sập 2 cầu dân sinh tại xã Minh Xuân; một số tuyến đường tại xã Tô Mậu, đường Tân Lĩnh - Minh Chuẩn bị ngập gây ra khó khăn cho việc đi lại.
Trước những ảnh hưởng thiên tai, cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN từ huyện đến xã đã có mặt kịp thời tại hiện trường để chỉ huy, động viên nhân dân khắc phục thiệt hại; kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông, nhất là tại các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở, ngập sâu, hướng dẫn người dân tham gia giao thông. 
Nhờ chủ động các phương án phòng, chống lụt bão theo phương châm "4 tại chỗ” nên trước các đợt mưa bão vừa qua, huyện không có thiệt hại lớn. Được biết, ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện đã tích cực tuyên truyền vận động các hộ gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mưa bão, sạt lở đất thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống hoặc di dời đến nơi an toàn; nghiêm túc thực hiện phương châm "4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. 
Để đảm bảo an toàn về người, nhà cửa, tài sản cho người dân Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu mùa mưa bão năm 2020. Trong đó, tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ hiện trạng các hồ đập trên địa bàn; lập phương án đảm bảo an toàn cho các trọng điểm xung yếu; khi mưa lớn bố trí lực lượng ứng trực, khơi thông dòng chảy, giải phóng các vật cản trên sông ngòi để đảm bảo tiêu nước, thoát lũ nhanh; đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng chống lũ, đặc biệt là ở các xã có nhiều suối, ao hồ… 
Khi có mưa bão xảy ra từ cấp huyện đến cấp cơ sở đều khẩn trương tiến hành họp, triển khai công tác ứng phó, tuyên truyền, thông tin nhanh chóng, chính xác về cơn bão trên hệ thống loa truyền thanh, thực hiện nghiêm túc chế độ trực, kiểm tra tình hình ở cơ sở, báo cáo nhanh về thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện; chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn chủ động thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ” khi có thiên tai xảy ra.
Xã Mường Lai là địa phương có nhiều hồ, đập lớn nhỏ trong đó có hồ Từ Hiếu, hồ Roong Đeng là những hồ thủy lợi lớn. Cùng với đó còn có nhiều khe suối, điểm ngầm tràn dày đặc, do vậy công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trong mỗi mùa mưa bão luôn được xã quan tâm thực hiện. Xã đã chủ động kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình ở từng thôn, từng khu vực, từ đó xây dựng phương án phù hợp. 
Đồng chí Hoàng Văn Mới - Chủ tịch UBND xã Mường Lai cho biết: "Tại điểm ngầm tràn thường xuyên ngập, ách tắc giao thông, xã đã cắt cử lực lượng ứng trực khi có mưa lớn xảy ra, tuyên truyền người dân không qua ngầm tràn khi nước lớn. Xã cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân sống gần ven suối có phương án chủ động đối phó khi nước suối dâng cao. Đối với khu vực nguy hiểm thì tiến hành di dời, có lực lượng giúp đỡ khi cần thiết”. 
Tuy nhiên, công tác phòng chống lụt bão, TKCN trên địa bàn huyện còn gặp không ít khó khăn, một số bộ phận người dân còn chủ quan, làm nhà sinh sống ở gần sông, gần suối, những nơi có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét, mặc dù đã được chính quyền địa phương các xã tuyên truyền nhưng vẫn không di dời đến vùng an toàn; phương tiện, vật chất phục vụ cho công tác PCTT-TKCN ở các xã còn ít, chưa đầy đủ; trên địa bàn huyện còn một số ngầm tràn khi mưa lớn thường xảy ra ngập úng gây khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông. 
Do vậy, với các phương án đã xây dựng, các địa phương, đơn vị trong huyện cần chủ động trong việc nắm bắt tình hình, diễn biến của thời tiết, thiên tai để chủ động đối phó với mọi tình huống, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản cho người dân; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” trong PCTT-TKCN.
Anh Dũng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw