Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông tại một số địa phương

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2022 | 2:08:58 PM

Ngày 17/10, Bộ trưởng Giao thông vận tải ký Quyết định số 1356/QĐ-BGTVT công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ do bão số 5 và các đợt mưa, lũ gây ra tại một số địa phương từ ngày 1-20/10.

Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Yên đang triển khai lắp vá ổ gà, khắc phục các sự cố hư hỏng mặt đường bảo đảm an toàn giao thông trong mưa lũ.
Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Yên đang triển khai lắp vá ổ gà, khắc phục các sự cố hư hỏng mặt đường bảo đảm an toàn giao thông trong mưa lũ.

Theo đó, căn cứ diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, và các bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ở khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (từ ngày 1-20/10) có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to, có nơi trên 600mm.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét là từ cấp 1-cấp 3.

Điều này gây ảnh hưởng, có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ tại các địa phương: Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Hải Dương, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang.

Nội dung quyết định do Bộ Giao thông vận tải ban hành nêu rõ:

Thời điểm xảy ra tình huống thiên tai theo quy định, giao Cục Đường bộ Việt Nam rà soát, xác định cụ thể hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ và ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả thiên tai gây ra được xác định từ ngày 1-20/10/2022.

Các biện pháp khẩn cấp áp dụng để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai: Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 11 và Điều 13, Thông tư số 3/2019/TT-BGTVT ngày 11/1/2019 của Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Giao thông vận tải).

Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các địa phương chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

Các đơn vị trên thực hiện rà soát, xác định cụ thể, kịp thời các vị trí kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ bị thiệt hại, hư hỏng do các tình huống thiên tai nêu trên gây ra, ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.

Khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 theo tình huống khẩn cấp về thiên tai nêu trên, Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải để làm cơ sở công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai….

(Theo NDO)

Các tin khác
Công nhân Điện lực Yên Bái sửa chữa, bảo dưỡng đường dây trước mùa mưa bão.

Mùa mưa bão năm 2023 sắp bắt đầu và được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Yên Bái không nằm trong mắt bão, hay tâm bão nhưng lại thường xuyên phải hứng chịu của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão và nhất là địa hình đồi núi cao, chia cắt bởi nhiều sông suối nên hàng năm có hàng chục đợt thiên tai xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trận lốc xoáy đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã làm 46 ngôi nhà  của 
người dân huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ bị sập, đổ và tốc mái.

Dự báo từ đêm 25 đến ngày 26/3, ở khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ, có mưa vừa, cục bộ có mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa vừa, có nơi mưa to có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Trận lốc xoáy đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã làm 46 ngôi nhà ở của nhân dân bị tốc mái.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên từ đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã xảy ra lốc xoáy cục bộ làm sập, đổ và tốc mái 46 ngôi nhà ở của người dân trên địa bàn huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đi khảo sát khu vực bị lũ quét tại Mù Cang Chải, Yên Bái năm 2017. (Ảnh minh họa)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục