Siêu bão Mawar tiến sát đất liền Philippines

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2023 | 7:32:17 AM

Siêu bão Mawar hiện đang di chuyển đến gần Philippines với sức gió lên đến 225 km/h.

Dự kiến đường đi của siêu bão Mawar. (Ảnh: Hệ thống điều phối và cảnh báo thiên tai toàn cầu)
Dự kiến đường đi của siêu bão Mawar. (Ảnh: Hệ thống điều phối và cảnh báo thiên tai toàn cầu)

Theo Cơ quan khí tượng Philippines, tâm bão Mawar cách Luzon, hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất Philippines, khoảng 800 km về phía Đông.

Các nhà dự báo thời tiết nhận định, bão Mawar nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào phía Bắc Philippines và sau đó tiếp tục di chuyển về phía Nhật Bản. Cơn bão có thể gây ra mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và gió giật mạnh trong ngày 29/5.

Trước khi vào Philippines, bão Mawar đã quét qua đảo Guam trên Thái Bình Dương, với sức gió 240 km/h. Đây hiện là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào hòn đảo này trong năm nay.

Tại Philippines, bão Mawar được gọi với tên Betty. Theo các nhà dự báo thời tiết, bão Betty nhiều khả năng sẽ đổ bộ vào phía Bắc Philippines và bắt đầu suy yếu vào đầu tuần này.

Cơ quan thời tiết Philippines cho biết, phía Bắc đảo Luzon có thể đối mặt với hiện tượng mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và gió giật mạnh trong ngày 28/5. Một số khu vực của Philippines cũng được dự báo sẽ có lượng mưa gần 100 mm vào sáng 30/5.

Sau đó, siêu bão Mawar nhiều khả năng tiếp tục đi về phía Bắc, Đông Bắc, tác động đối với Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc. Tuy nhiên, tùy thuộc các yếu tố thời tiết, siêu bão có thể di chuyển xa hơn về phía Tây tới Đài Loan hoặc phía Tây Bắc tới Nhật Bản. Hiệp hội Khí tượng Nhật Bản nhận định, sức gió của siêu bão Mawar có thể đạt tối đa 194 km/h.

Cơ quan Điện lực đảo Guam xác nhận, gần như tất cả 52.000 hộ gia đình và doanh nghiệp trên đảo bị mất điện, chỉ 1.000 hộ có điện sau khi siêu bão Mawar tấn công nước này.

Các chuyên gia cho hay, siêu bão Mawar cũng đã vượt qua sức mạnh của các cơn bão được ghi nhận vào năm 2022.

Philippines được coi là quốc gia hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới nhất trên thế giới khi nước này ghi nhận khoảng 20 cơn bão đổ bộ mỗi năm.

(Theo VTV)

Các tin khác
Trẻ được chăm sóc chu đáo trong mùa đông tại Trường Mầm non Nà Hẩu, huyện Văn Yên. (Ảnh minh họa: Thanh Ba)

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên các khu vực trong tỉnh Yên Bái phổ biến không mưa (riêng ngày 1/12/2023 có mưa, mưa nhỏ rải rác), đêm và sáng trời rét; khu vực vùng cao đêm và sáng trời rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 14-16 độ C (vùng cao 10-12 độ C).

Đêm 5/8/2023, một trận lũ ống, lũ quét lịch sử xảy ra trên địa bàn các xã Hồ Bốn, Lao Chải, Khao Mang của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Hàng trăm hộ gia đình mất nhà cửa, phải di dời khẩn cấp; hàng trăm công trình công cộng, hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch, thông tin, điện lưới bị hư hỏng nặng; hàng trăm hécta lúa, hoa màu, rừng sản xuất bị thiệt hại; hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, khiến đời sống của hàng ngàn người dân của một huyện nghèo vùng cao lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Nhiều ôtô con ngập lụt tại Huế. (Ảnh NLĐO)

Số lượng người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung đã tăng lên chín người so với những ngày trước.

Di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm tại xã Hướng Lập (Hướng Hóa, Quảng Trị).

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn kèm dông lốc từ ngày 12-15/11 đã gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục