Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại Kon Tum

Sáng nay (26/11), 6 trận động đất liên tiếp xảy ra tại điểm nóng huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Hầu hết là các trận động đất nhỏ, ít khả năng gây thiệt hại.
Trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 2 giờ 22 phút 1 giây sáng nay ở độ sâu 8,1km, trên địa bàn huyện Kon Plông, Kon Tum với độ lớn 3.8. Sau đó liên tiếp 5 trận động đất nữa xảy ra ở khu vực này. Trong đó 4 trận động đất có độ lớn từ 3.2, một trận có độ lớn 2.6.
Theo các chuyên gia, đây đều là các trận động đất nhỏ, không có khả năng gây thiệt hại trên bề mặt.
Khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là điểm nóng động đất trong hơn 3 năm qua ở nước ta. Động đất ở khu vực này bắt đầu từ tháng 4/2021 ngay sau khi thuỷ điện Thượng Kon Tum tích nước.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, khu vực này ghi nhận hơn 200 trận động đất. Trong đó trận động đất xảy ra vào trưa ngày 28/7 có độ lớn 5.0, gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn gồm Tây Nguyên và miền Trung.
Các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu nhận định, động đất trong khu vực là động đất kích thích xảy ra do hồ chứa thuỷ điện tích nước, gây sức ép cho hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn quy luật tự nhiên.
TS Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nhận định, động đất kích thích ở đây có thể kéo dài cả chục năm, như động đất kích thích từng xảy ra tại thuỷ điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam, do hai khu vực này nằm cùng một hệ thống đứt gãy Rào Quán – A Lưới và có nền địa chất tương đối giống nhau.
Theo PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, các nghiên cứu trong nước và quốc tế nhận định, động đất tự nhiên cực đại ở khu vực này có thể từ 6-6.3 độ. Vì vậy, động đất kích thích cực đại trong khu vực ít có khả năng vượt quá 5.3 độ. Không loại trừ trường hợp trận động đất mạnh 5.0 độ vào trưa ngày 28/7 là trận động đất kích thích lớn nhất ở khu vực này.
(Theo TPO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw