Trên công trường xây dựng đường Đông An - Phong Dụ Hạ

YBĐT - Theo kế hoạch, chỉ còn hơn 1 tháng nữa, dự án đầu tư xây dựng công trình đường Đông An - Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) sẽ phải thông xe.

Đây là công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển giao thông giữa các xã phía tây huyện Văn Yên và xã Gia Hội huyện Văn Chấn, điểm đầu của tuyến đường cũng là nút giao thông dẫn lên đường xuyên Á trong tương lai...

Ngày đầu khởi công, công trường sôi động, náo nhiệt tiếng máy. Song, trong quá trình thi công, các nhà thầu gặp nhiều khó khăn phát sinh, làm chậm tiến độ. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ là đá các loại khan hiếm. Bởi trên địa bàn, đồng loạt khởi công nhiều công trình giao thông, nhu cầu sử dụng đá với khối lượng lớn, cung không đủ cầu. Chủ đầu tư và các nhà thầu đã phải tìm nhiều biện pháp tháo gỡ. Trong khi đó, công trình khởi công vào mùa mưa nên thi công nền đường rất chậm.  Cơn bão số 5 vừa qua đã làm mái ta luy nền đường tại một số vị trí sụt lở gây ách tắc giao thông.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, thì khối lượng phát sinh không nhiều nhưng đường thi công ở địa bàn phức tạp nên công tác vận chuyển vật liệu gặp khó khăn, phải đi qua nhiều sông suối, mùa mưa nước lũ dâng cao nên không thể vận chuyển vật liệu thi công được.

Ông Phạm Hồng Sinh - Chủ nhiệm KCS (quản lý chất lượng) Công ty cổ phần Xây dựng hạ tầng Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Đơn vị thi công trong tình trạng cầm chừng, đã từng có lúc gần 10 đầu thiết bị thi công phải "đắp chiếu" nằm chờ, bởi đơn vị thiếu đá rải nền đường trong khi các hạng mục công trình như thi công hệ thống thoát nước, kè bê tông chống sạt lở đã hoàn thiện".

Qua 6 tháng thi công, dự án đầu tư xây dựng công trình đường Đông An- Phong Dụ Hạ đang bước vào giai đoạn nước rút. Công trình có tổng chiều dài 14,8 km, nền đường rộng 6,5m, mặt đường láng nhựa 3 lớp dày 3,5 cm, tiêu chuẩn nhựa 4,5kg/m2, mặt đường rải đá dăm dày 15cm, móng dải cấp phối thiên nhiên dày 20cm, tổng đầu tư gần 29 tỷ đồng. Đến công trường những ngày này, chúng tôi bắt gặp không khí khẩn trương, sôi động.

Những chuyến xe chở sỏi cấp phối rải móng đường vào ra tấp nập; những ta luy dựng đứng được máy xúc đánh bạt gọt phẳng lỳ; những chiếc xe lu miệt mài lăn bánh, nhiều đoạn đường đã được đã được rải đá dăm, thênh thang rộng mở.

Tại công trình kè thuộc gói thầu số 1 đoạn km4 + 614,55 - km8 do Công ty cổ phần Xây dựng hạ tầng Thanh Xuân đảm nhiệm, ông Ngô Bá Văn- Tổ trưởng tổ bê tông cho biết: "Đây là điểm xung yếu, một bên là vùng trượt với ta luy dương cao, một bên là vực thẳm tiếp giáp suối lớn, thi công gặp nhiều khó khăn do nền móng luôn bị ngấm nước, bên trên mặt kè khối lượng đất đá sạt lở nhiều, rất nguy hiểm.

Tại gói thầu số I do Công ty TNHH Thanh Bình thi công, các hạng mục thoát nước, mặt đường đoạn km0- km4+615,55 đã cơ bản hoàn thành, nhà thầu đang tập trung công nhân thi công nốt cống Tăng Đầu 4. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban quản lý dự án xây dựng cho biết thêm:"Giá trị xây dựng công trình đến nay ước đạt 50%; đã đào đắp gần 206.000m3 đất đá; rải móng cấp phối 37.366m2, đổ 524m3 bê tông...

Đánh giá về kết quả đạt được, ông Đào Trung Hà - cán bộ kỹ thuật gói thầu số 2 cho biết: "Ban quản lý dự án đã yêu cầu các nhà thầu ký cam kết thực hiện đúng kế hoạch thi công; nghiêm túc xử phạt những nhà thầu vi phạm tiến độ; nhanh chóng nghiệm thu, giải ngân kịp thời cho các nhà thầu…

Xét về tổng thể, khối lượng công việc không còn nhiều. Công trình có đúng tiến độ đề ra không lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào việc các đơn vị có giải quyết được việc thiếu trầm trọng đá rải mặt đường hay không. Được biết, Ban quản lý dự án phối hợp cùng các nhà thầu đang giải phóng mặt bằng để khai thác đá ở xã Đại Sơn và Xuân Tầm phục vụ thi công. Giải pháp này, rõ ràng là "chạy" theo công trình, thiếu chủ động, cần được ban quản lý dự án, chủ đầu tư rút kinh nghiệm khi triển khai các dự án khác và khâu chọn lựa nhà thầu.

Quang Thiều

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Dự báo mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của bão số 1.

Bão tăng cấp, đi vào vịnh Bắc Bộ

Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 1 sẽ đi vào khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ trước khi tiến lên bán đảo Lôi Châu vào đất liền Trung Quốc. Ảnh hưởng của bão với biển ven bờ các tỉnh miền Bắc sẽ lớn hơn, nguy hiểm hơn. Hôm nay, Miền Trung và Bắc Tây Nguyên tiếp tục mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng đến Hà Tĩnh.
Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
fb yt zl tw