Trái phiếu Chính phủ góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng cao Yên Bái

YBĐT - Tổng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao đối với tỉnh Yên Bái tính đến hết tháng 8/2010 là 1.453,688 tỷ đồng, ngay sau khi có thông báo vốn của Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ kịp thời, bảo đảm đúng thời gian quy định.

Năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có Nghị quyết về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2010, tổng mức trái phiếu phát hành trong giai đoạn này là 110.000 tỷ đồng. Hàng năm, Chính phủ căn cứ vào nhu cầu đầu tư của các ngành, các địa phương để phân bổ nguồn vốn này.

Tình hình thực hiện và hiệu quả các công trình, dự án

Đối với tỉnh Yên Bái, tổng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao tính đến hết tháng 8/2010 là 1.453,688 tỷ đồng để thực hiện đầu tư trên các lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, xây dựng bệnh viện, kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Ngay sau khi có thông báo vốn của Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ kịp thời, bảo đảm đúng thời gian quy định. Đồng thời thực hiện bố trí vốn cho các dự án thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục đảm bảo theo đúng cơ cấu vốn đã được Trung ương thông báo.

Các công trình, dự án được xem xét bố trí vốn trái phiếu Chính phủ đều bảo đảm các thủ tục đầu tư theo đúng quy định hiện hành và nằm trong danh mục các dự án được sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2010. Qua 5 năm (2005 – 2010), tổng giá trị khối lượng thực hiện của các công trình, dự án ước đạt 1.737,534 tỷ đồng, bằng 119,53% kế hoạch, giá trị giải ngân ước đạt 1.453,688 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch giao.

Đối với các dự án giao thông kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giao là 574,613 tỷ đồng, tổng giá trị khối lượng thực hiện của các công trình, dự án ước đạt 692,036 tỷ đồng, bằng 120,44% kế hoạch. Những tuyến đường nội tỉnh và liên tỉnh như: Hợp Minh - Mỵ, Khánh Hoà - Minh Xuân, Trạm Tấu - Bắc Yên, Mường La - Mù Cang Chải được đầu tư nâng cấp và mở mới. Rồi đường Đại Sơn - Nà Hẩu, Bản Mù - Làng Nhì, đường xã Chế Tạo, An Lương, Tà Xi Láng… tổng chiều dài được đầu tư xây dựng trên địa bàn là 333,297 km góp phần hoàn thiện đường giao thông đến trung tâm các xã theo cấp hạng kỹ thuật, đảm bảo cho các xã trong vùng dự án có đường giao thông ô tô đi lại thuận lợi. Mạng lưới giao thông thuận lợi chính là điều kiện để lưu chuyển hàng hoá, mở ra khả năng giao thương giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh.

Về lĩnh vực nông nghiệp, các dự án thuỷ lợi cũng được giao kế hoạch là 322,307 tỷ đồng, tổng giá trị khối lượng thực hiện của các công trình, dự án ước đạt 344,935 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch. Những dự án lớn như cụm công trình thuỷ lợi Đồng Khê - Thạch Lương; hệ thống thuỷ lợi Vân Hội - Mường Lò; Dự án nâng cấp cụm công trình thuỷ lợi Bắc Văn Yên bảo đảm tưới cho 2.972 ha và Dự án sửa chữa, nâng cấp hàng loạt các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh cũng nâng cao năng lực tưới cho thêm vài ngàn ha. Với tỉnh miền núi như Yên Bái thì việc chống sạt lở, lũ quét luôn luôn được đặt ra.

Từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, địa phương đã đầu tư xây dựng 3 công trình kè ở những nơi xung yếu như: kè chống sạt lở bờ sông Hồng khu vực thành phố Yên Bái; kè Ngòi Thia thị xã Nghĩa Lộ; kè suối Nậm Kim huyện Mù Cang Chải, bước đầu các công trình này đã phát huy tác dụng.

Từ năm 2008, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện khu vực liên huyện sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, tỉnh Yên Bái được giao chỉ tiêu để xây dựng và mua sắm trang thiết bị y tế cho 9 bệnh viện và 19 phòng khám khu vực với quy mô 1.045 giường bệnh. Tổng số vốn là 230 tỷ đồng, tổng giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 359,016 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch.

Sự đầu tư góp phần nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ cho khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, nâng cao chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh, đưa các dịch vụ y tế hiện đại về gần người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn.

 Trong thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 từ nguồn trái phiếu Chính phủ, tỉnh Yên Bái được đầu tư xây dựng 1.765 phòng học và 73.320m2 nhà công vụ (quy đổi bằng 1.997 phòng ở công vụ), tổng số vốn để thực hiện Đề án là 394,524 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2008 - 2010 đã triển khai thực hiện đầu tư được 843 phòng học và 648 nhà ở công vụ, vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí là 326,768 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện và giải ngân bằng 100% kế hoạch.

Nhìn chung, các công trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã nâng cao cơ sở hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái.

Vẫn cần điều chỉnh và tiếp tục đầu tư

Theo ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh: năm 2010, sẽ hoàn thành 1 dự án giao thông, 3 dự án thuỷ lợi, 7 dự án y tế cùng toàn bộ các dự án thuộc Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên đã được bố trí vốn triển khai thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2010. Nhưng do nguồn lực đầu tư hạn chế và ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách, sự biến động của giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng… một số dự án cần điều chỉnh lại tổng mức đầu tư để bố trí vốn vào giai đoạn tiếp theo.

Như vậy tổng vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn sau để triển khai thực hiện hoàn thành các dự án triển khai dở dang trong giai đoạn 2003 – 2010 thuộc lĩnh vực giao thông là 1.256,123 tỷ đồng; dự án thuỷ lợi 327,504 tỷ đồng; lĩnh vực y tế 484,823 tỷ đồng và 465 tỷ đồng cho dự án thuộc lĩnh vực giáo dục.

Trên cơ sở tình hình thực hiện và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2003 - 2010 thì việc tiếp tục đầu tư bằng nguồn vốn này trong giai đoạn 2011 - 2015 là rất cần thiết, nhằm mục tiêu củng cố các công trình kết cấu hạ tầng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Tuy vậy, cách phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm nên dựa trên cơ sở nguồn lực đầu tư, căn cứ nhu cầu của các địa phương, của các ngành về từng lĩnh vực, danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ để phân bổ vốn cho phù hợp.

Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách địa phương như Yên Bái cũng cần được hưởng mức hỗ trợ vốn trái phiếu Chính phủ bằng 100% tổng mức đầu tư của dự án để triển khai thực hiện.

Việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ ở Yên Bái có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

 Thế Quynh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw