Chương trình Phát triển vùng Văn Yên: Giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2010 | 9:08:23 AM

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện hợp phần phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo trong các xã thuộc Chương trình đã giảm từ 33 % năm 2006 xuống 10.8 % năm 2009.

Chế biến gỗ rừng trồng tại Công ty trách nhiệm Hữu hạn Quế Lâm xã An Thịnh (Văn Yên). (Ảnh: Quỳnh Nga)
Chế biến gỗ rừng trồng tại Công ty trách nhiệm Hữu hạn Quế Lâm xã An Thịnh (Văn Yên). (Ảnh: Quỳnh Nga)

Dự án "Phát triển vùng Văn Yên" do tổ chức Tầm nhìn thế giới Nhật Bản tài trợ với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2006 - 2010  là 2.046.478 USD, tương đương 35,8 tỷ đồng đã được triển khai trên địa bàn 8 xã: Ngòi A, Yên Hợp, Yên Thái, Xuân Ái, Yên Hưng, Yên Phú, Hoàng Thắng và Viễn Sơn của tỉnh Yên Bái, bao gồm 5 dự án hợp phần: phát triển sinh kế, giáo dục, y tế, nâng cao năng lực cộng đồng và bảo trợ trẻ.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, cuộc sống của các hộ dân trong vùng Dự án đã được cải thiện đáng kể, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chương trình 5 năm lần 1.

Một trong những nội dung dự án hiệu quả được người dân công nhận là hợp phần Phát triển kinh kế. Sau 5 năm thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo trong các xã thuộc Chương trình đã giảm từ 33 % năm 2006  xuống 10.8 %  năm 2009 (theo niên giám thống kê huyện). Tỷ lệ này là 30 % năm 2006 và 22 % năm 2009 cho toàn bộ các xã thuộc huyện Văn Yên. Thông các buổi tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi, người dân đã được trang bị những kiến thức cần thiết về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến, kỹ thuật đa dạng hóa cây trồng, tăng cây vụ 3, … nhờ đó sản lượng lúa đã tăng từ 285 kg/người/năm lên 415 kg/ người/ năm; kỹ thuật canh tác đất dốc được áp dụng trên các mô hình giúp cải thiện xói mòn đất tại các vùng đất dốc. Số đầu gia súc, trong 4 năm qua, đã tăng lên đáng kể nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, các hộ chăn nuôi đã tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc và tiêm phòng dịch đầy đủ.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện, vấn đề vệ sinh môi trường rất được quan tâm. Việc nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh và phòng tránh tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm hóa học cũng như bảo vệ đất đã trở thành các chủ đề chính trong các cuộc thảo luận. Các hoạt động hỗ trợ đã tập trung vào các đối tượng nghèo và cận nghèo thông qua hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm sở thích, tạo tiền đề hình thành các hoạt động cộng đồng tự giúp nhau một cách bền vững về sau.

Hợp phần Giáo dục đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại 8/8 xã vùng dự án, ở tất cả các cấp trường mầm non, tiểu học và THCS và tại cộng đồng. Kết hợp tập huấn nâng cao năng lực giáo viên với hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng dạy. Nhờ đó, các ngành học mầm non và tiểu học trong vùng dự án có thể áp dụng các chương trình chuẩn. Xây dựng và nâng cấp cơ sở trường đã thực hiện cho cả 8/8 xã vùng dự án, trang bị đồ chơi, đồ dùng dạy và học cơ bản, tập huấn nâng cao kỹ năng cho toàn bộ giáo viên mầm non trong vùng dự án. Tỷ lệ trẻ tới lớp mầm non (3 - 5 tuổi) năm 2006 là 62%, đến năm 2009, đã tăng lên 84,3%.

Hình thức học bán trú đã được triển khai rộng khắp tại địa bàn các xã vùng dự án, góp phần cải thiện tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ. Với cấp tiểu học, dự án tập trung nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thông qua tập huấn nâng cao kỹ năng giảng dạy theo phương pháp học tập tích cực, hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp và cảnh quan, xây dựng môi trường học tập thân thiện, lồng ghép các hoạt động tăng cường sự tham gia và thực hiện quyền trẻ em và áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã góp phần vào cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học.

Nhờ đó, tỷ lệ học sinh khá, giỏi khối lớp 1,2,3 năm 2006 từ 53,8% đã tăng lên 54,1% (2008). Khối 4 từ 48% (2006) lên 50,2% (2008). Dự án góp phần đáng kể để Trường Tiểu học Yên Hợp được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia bậc 1. Bên cạnh đó, dự án cũng đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tiếp cận giáo dục phi chính quy đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Đây không chỉ là xóa mù chữ mà là một kênh đặc biệt cho những người mù chữ tham gia vào quá trình phát triển thôn, bản.

Được triển khai ở 8/8 xã vùng dự án và tập trung vào các đối tượng vùng sâu, vùng xa, xác định mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và trẻ em nói riêng, hợp phần Y tế đã triển khai các hoạt động nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế cơ sở. Hỗ trợ ngành y tế địa phương xây mới một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia tại xã Xuân Ái. Nâng cấp và sửa chữa một số trạm y tế khác. Tất cả 8/8 trạm y tế xã đều được nhận sự hỗ trợ đầy đủ về trang thiết bị y tế và đã phát huy tốt trong việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân trong vùng. Các trạm được đầu tư các công cụ và phương tiện truyền thông, giáo dục sức khỏe người dân như tăng âm, loa đài, tivi…

Mạng lưới cán bộ y tế thôn, bản được tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng. 12 câu lạc bộ dinh dưỡng hoạt động hiệu quả. Sự thay đổi về thực hành dinh dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ của người dân đã góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong vùng dự án. Số liệu điều tra năm 2005 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là 42,6 %, đến năm 2009 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 26% trong năm 2009. Những nỗ lực của dự án đã góp phần giúp địa phương cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại các xã vốn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Trên địa bàn huyện hiện nay tỷ lệ này giảm chỉ còn 22%, tương đương với tỷ lệ chung toàn tỉnh và cao hơn tỷ lệ chung toàn quốc không nhiều.

Hợp phần Nâng cao năng lực được triển khai với sự tham gia của Ban quản lý Chương trình tại 8/8 xã nhưng chủ yếu là ở các xã Ngòi A, Yên Hợp, Yên Thái, Yên Hưng và Yên Phú. Chương trình đã thiết lập hệ thống quản lý từ cấp huyện đến cấp thôn có đủ năng lực, tham gia tích cực trong công tác quản lý, thực hiện và giám sát dự án. Các đối tác liên quan trong quản lý dự án như Ban quản lý cấp huyện, xã… nhìn chung đủ năng lực tham gia và thực hiện các hoạt động của Chương trình thông qua quá trình tham gia các lớp tập huấn cũng như trực tiếp tham gia thực hiện về lập kế hoạch, theo dõi giám sát.

Sự tham gia của người dân trong việc thực hiện các hoạt động của Chương trình cũng đã tăng đáng kể. Điều này được thể hiện thông qua các ý kiến trong các cuộc thảo luận nhóm, tỷ lệ đóng góp khá cao trong các hoạt động của các Dự án hợp phần, với sự thành lập các nhóm cộng đồng, Ban phát triển thôn trong các năm qua. Các khóa tập huấn được thực hiện khá chuyên nghiệp qua xác định nhu cầu với sự tham gia, thiết kế các chương trình tập huấn dựa vào điều kiện cụ thể của địa phương, áp dụng phương pháp tập huấn học và thực hành đã giúp các khóa tập huấn của Chương trình đạt hiệu quả tốt.

Hợp phần bảo trợ trẻ đã tiến hành hiệu quả, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa nhà Bảo trợ và cộng đồng hưởng lợi. Các nhà bảo trợ thường xuyên gửi thư, quà động viên trẻ học tập và trẻ đều đặn, tham gia các hoạt động viết thư, vẽ tranh, báo cáo tiến bộ hàng năm, gửi thiệp chúc mừng năm mới tới các nhà bảo trợ. Hơn 100 giáo ở 7 xã vùng dự án đã tham gia làm cộng tác viên hỗ trợ công tác thư từ. Trong 5 năm, đã có khoảng 30 nhà bảo trợ sang thăm trẻ bảo trợ và phần lớn rất hài lòng về các kết quả của Chương trình mà họ được nhìn thấy tại cộng đồng. Chương trình Bảo trợ không chỉ là nhịp cầu nối giữa nhà bảo trợ với trẻ bảo trợ và cộng đồng trong vùng dự án mà nó còn giúp hình thành và củng cố sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng thông qua các hoạt động hỗ trợ trẻ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thông qua các tổ, nhóm, câu lạc bộ ở mỗi thôn, bản một cách bền vững.

Từ những kết quả và hiệu quả đó, Chương trình phát triển vùng Văn Yên đã góp phần không nhỏ vào sự thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Văn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Với sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh, của tổ chức Tầm nhìn Thế giới và sự làm việc cần mẫn của đội ngũ cán bộ Ban quản lý chương trình từ huyện đến xã, cộng với sự hưởng ứng tích cực của các hộ dân, chắc chắn Chương trình Phát triển vùng Văn Yên sẽ ngày càng gắn bó với cuộc sống của người dân bằng những hiệu quả thiết thực và gần gũi, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của Chương trình trong giai đoạn 2011 - 2015 là đảm bảo an sinh của trẻ em từ 0 - 16 tuổi trên địa bàn huyện Văn Yên.

Nguyễn Gia Lâm

Các tin khác
Tâm chấn trận động đất chiều nay ở Tuyên Quang. (Ảnh: TPO)

Chiều 27/4, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về trận động đất có độ lớn 4.0 đã xảy ra tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục