Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/10/2023 | 10:19:47 AM

Tính đến hết tháng 7/2023, giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 1.946,636 tỷ đồng, bằng 15,34% số vốn được phân bổ (1.524,449 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 28,23%; 422,187 tỷ đồng vốn sự nghiệp, đạt 6,53%). Hiện việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất phân bổ vốn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ 12.692 tỷ đồng nguồn ngân sách Trung ương. Trong đó, vốn đầu tư phát triển là 5.400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 7.292 tỷ đồng). Số vốn nguồn ngân sách Trung ương phân bổ năm 2023 tăng 47% so với năm 2022.

Các địa phương đã phân bổ 902,778 tỷ đồng, trong đó 424,558 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; 478,22 tỷ đồng vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình. Ngoài ra, nguồn vốn cho Chương trình năm 2023 còn được huy động từ các nguồn hợp pháp khác 107,2 tỷ đồng. Như vậy, năm 2023, tổng số vốn được phân bổ dành cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia này là gần 13.702 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 7/2023, giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 1.946,636 tỷ đồng, bằng 15,34% số vốn được phân bổ (1.524,449 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 28,23%; 422,187 tỷ đồng vốn sự nghiệp, đạt 6,53%).

Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, ước giải ngân đến ngày 31/12/2023, vốn đầu tư phát triển đạt 94,67%, vốn sự nghiệp đạt 88,19%. Ước đến hết năm 2023, tổng số tiền giải ngân cho Chương trình dự kiến sẽ đạt trên 90%.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo hiện hành như: Chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách dạy nghề, hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, hỗ trợ tiền điện, chính sách trợ giúp pháp lý.

Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên bố trí từ ngân sách Trung ương năm 2023 ước trên 20 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ cũng hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hộ nghèo không còn khả năng lao động từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa.

Nhìn chung, các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội luôn được đảm bảo.

Tuy nhiên, hiện phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm; thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, không ổn định; thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, vệ sinh, thông tin; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm.

Do đó, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tập trung cho công tác giải ngân vốn thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Yên Bái nằm trong số các tỉnh có kết quả giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia cao so với cả nước. 

Về Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trên 1.384 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG của cả giai đoạn. Đến hết tháng 8/2023, vốn đầu tư phát triển đã khởi công xây dựng được 222 công trình (trong đó có 84 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng) với kinh phí thực hiện đạt 512 tỷ 302 triệu đồng trong tổng số 603 tỷ 057 triệu đồng, đạt 84,95% kế hoạch; vốn sự nghiệp 60 tỷ 738 triệu/296 tỷ 695 triệu đồng, đạt 20,47% kế hoạch.
 
Đến hết tháng 8/2023, tổng kinh phí đã giao 2 năm 2022 - 2023 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 434 tỷ 144 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển  364 tỷ 310 triệu đồng, vốn sự nghiệp 69.834 triệu đồng. Đến hết tháng 9, vốn đầu tư phát triển đã giải ngân 326 tỷ 301 triệu đồng, đạt 89,6%; vốn sự nghiệp giải ngân trên 22 tỷ 016 triệu đồng, đạt 31,3%... 

TT- Vneconomy

Các tin khác
Thu nhập từ nương khoai sọ giúp gia đình chị Thào Thị Vang, thôn Khấu Ly, xã Bản Mù ổn định kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Trên cơ sở lồng ghép các chương trình dự án, chính sách hỗ trợ người nghèo và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã và đang vươn lên thoát nghèo bền vững. Năm 2023, xã phấn đấu giúp 78 hộ thoát nghèo.

Thời gian qua, các bộ, ngành trung ương và các địa phương đã rất tích cực trong việc triển khai, thực hiện Dự án 5.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ xem xét, giải quyết nhanh nhất các đề xuất, kiến nghị cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương trong triển khai Dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Vùng trồng tre Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện Trấn Yên có nhiều khởi sắc nhờ triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc và các dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Tại huyện Mù Cang Chải, cơ bản các hộ bị ảnh hưởng bão lũ được hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Đối với những người yếu thế trong cộng đồng, việc có một ngôi nhà mới, kiên cố, đủ an toàn là ước mơ và niềm hạnh phúc không thể diễn tả. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, toàn tỉnh đã có hàng nghìn ngôi nhà được dựng lên tương ứng với ước mơ của hàng nghìn gia đình được hiện thực hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục