Áo xanh lên bản

YBĐT - Ngược dốc cuốc bộ cả tiếng đồng hồ trên con đường đất trơn trượt, nhão nhoét nhưng Hải Yến vẫn xốc ba lô cùng những chiến sĩ Đội Tình nguyện cấp tỉnh số 4 trên con đường hành quân lên bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha, Mù Cang Chải…

Nhìn cơn mưa thả bong bóng xuống sân điểm trường bản Chế Cu Nha mà đội trưởng Nguyễn Mạnh Cường ngập lòng sốt ruột. “Ở đây mùa này mưa nhiều lắm đấy” - cô giáo Thùy bảo vậy. Trời thì vẫn mưa, mưa và mưa! Nhưng Đội trưởng và Bí thư Đoàn xã Hờ A Hú, các thành viên trong đội hiểu rằng, nắng mưa là việc của trời! Thế là, dọc con đường dẫn lên phai đón nước bản Chế Cu Nha sớm đó chộn rộn những áo xanh cùng với  sắc váy thổ cẩm Mông của dân bản nơi này. Bí thư đoàn xã Hờ A Hú hồ hởi: “Công trình thuỷ lợi Đề Chờ này là thành quả chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập huyện Mù Cang Chải.

Hôm trước, dân bản vui lắm khi nghe nói có cả các anh chị tình nguyện làm cùng”. Tu sửa để kiên cố hoá con mương dài gần 700m, khi hoàn thành, công trình thuỷ lợi sẽ tưới tiêu cho đồng ruộng của 4 thôn bản trong xã. Bấm chân vào thớ đất, chênh vênh phía taluy, tình nguyện trẻ Văn Ngọc Phương bảo: “Chẳng theo kịp mấy thanh niên bản địa đâu mà, không ít người trong số đó cũng là sinh viên như mình đấy!”.

Đúng là chung sức, chung tay, như cô sinh viên nhỏ bé Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái Lý Linh đó! Những tình nguyện trẻ nhận ra cô gái mà hôm trước cả đội vừa qua thăm nhà. Ông Lý Giống Súa, cha Linh hôm trước đã vui nhiều lắm, xúc động nhiều lắm, bà vợ người Mông chỉ biết cười thật nhiều, khi những tình nguyện trẻ đi rồi, một cái gì đó thật ấm áp vẫn còn ở lại những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như Lý Giống Súa, Hờ Cua Già…ở Chế Cu Nha!

Mới gần một tuần ở bản, nhưng mấy anh chị tình nguyện đã trở thành những người thân quen với lũ trẻ nơi này. Một mũ tai bèo, một mảnh áo mưa cùng những dầu gội, kéo, lược, thuốc men… đến tận nhà dân ở Chế Cu Nha, Háng Chua Xay, Chống Tông, hay Háng Tầu Dê cấp phát thuốc và vệ sinh chăm sóc trẻ em.

Tình nguyện Nghiêm Thùy Chinh còn nhớ lúc đầu vận động mấy đứa trẻ tóc đã chớm mắt ra cắt tóc khó lắm. Chúng cứ tròn mắt, giấu mặt sau lưng mẹ. Nhưng Phạm Thu Trang đã từng ba năm học cấp III trên đất Mù Cang Chải với lưng vốn tiếng Mông tích luỹ được lúc này được tận dụng tối đa. Vậy là, một, hai rồi cả bọn trẻ ngoan ngoãn để các anh chị cắt tóc, gội đầu và vệ sinh thân thể.

Lên bản thế này, những tình nguyện trẻ còn có cơ hội để chứng kiến thấu hiểu nỗi vất vả của người thầy giáo vùng cao. Những ngày mưa lớn không phải chuyện ngại đi, mà buồn nỗi học sinh vắng lớp. Chia sẻ khó khăn đó, những Yến, những Trang, Nam hay Vũ…lại khoác lên vai mảnh áo mưa, cùng các cô giáo đến từng nhà gọi từng đứa trẻ đến lớp. Thấy mà phục cô giáo, lại vừa thương lũ trẻ nhỏ đạp đất lầy lội đến trường…

Như một hậu phương, Hờ A Hú và những người dân thôn bản không ngần ngại lên xuống, cứ một người một cở chăn chiếu, mắm muối tiếp viện cho đội tình nguyện. Đêm, Chế Cu Nha lạnh như ngày hè, thương ba cậu thanh niên phải trải áo mưa nằm đất vì không đủ chiếu, anh Hú lại lột ngay cái chiếu của gia đình mang ra. Biết tình nguyện thiếu rau xanh, vợ anh Hú gùi đỗ xuống cho đội tình nguyện, Bí thư Đảng ủy Chế Cu Nha Lý Chù Vàng cũng ở lại động viên anh em tới tận tối mới lên bản về nhà. Rồi cả mấy đứa trẻ cứ tha thẩn chơi ở sân trường, hình như chúng đã coi những tình nguyện như anh như chị…

Hôm tôi rời bản trời vẫn  mưa như trút. Những tình nguyện trẻ vẫn tiếp tục những ngày tình nguyện. Tôi cũng đã thấy, anh em cậu bé Lù và Sê, cả cái Sông nữa, đã chăm chỉ lấy dầu gội, xà phòng vừa được phát ra để tự gội đầu, tắm rửa. Tôi đã thấy, một người dân đã thôi cúng ma để xuống xin thuốc về cho đứa con bị ốm. Và kia, hình hài một con mương dẫn nước về tưới mát cho những thửa ruộng bậc thang, một màu vàng no ấm hiển hiện trước mắt. Trong sắc vàng sóng sánh ấy, đã thấy những sắc áo xanh tình nguyện…

Thu Hạnh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo xã Minh Tiến và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên kiểm tra mô hình sản xuất ván xẻ của gia đình anh Nguyễn Văn Việt ở thôn Tổng Táng.

Lục Yên thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; đồng thời, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chính quyền, nhân dân huyện Lục Yên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Mô hình chăn nuôi lợn góp phần giảm nghèo của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, bản Chao, xã Việt Hồng.

Trấn Yên lựa chọn 20 mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo

Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.

Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo

Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Vì một Văn Yên không còn hộ nghèo

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Pá Hu mở rộng hiệu quả nhiều mô hình kinh tế

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Mù Cang Chải: Gần 100 đại biểu tập huấn về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến bà con nhân dân.

Yên Bái coi trọng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.

Đòn bẩy giúp Văn Yên giảm nghèo

"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Quang cảnh Hội nghị

Nghĩa Lộ tập huấn cán bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
fb yt zl tw