Cặp song sinh nghèo đậu 4 trường ĐH, CĐ

Nhiều người ngạc nhiên khi biết tin cặp song sinh Võ Tiến Duy và Võ Hữu Tân thi đỗ 4 trường trong kỳ thi đại học vừa qua. Nhà nghèo, bố mẹ làm nghề nông, chung sống cùng bà nội đã gần 90 tuổi, nhưng các em luôn học giỏi, làm nức danh gia đình.

Ông Võ Đào và bà Đoàn Thị Loan, trú tại Xóm Bàu, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có hai cậu con trai sinh đôi là Duy và Tân.

Ngày Duy nhận được giấy báo nhập học của trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, khoa sư phạm tiếng Anh với số điểm 27 và trường CĐ kinh tế đối ngoại, khoa quản trị doanh nghiệp thương mại với số điểm 25,25, cũng là ngày cậu em Tân nhận hai giấy báo nhập học của trường ĐH kinh tế Đà Nẵng, khoa quản lý kinh doanh với số điểm 21 và trường ĐH Nông lâm Huế với số điểm 22,25.

Đối với gia đình Duy và Tân, đây là niềm vui không kể xiết, song cũng là nỗi lo của bố mẹ bởi gia đình các em rất nghèo. Thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ nghề làm nông nghiệp với 2 sào ruộng. Mẹ em ngày ngày ra chợ mua đi bán lại mấy bó rau xanh nên tiền lãi không được bao nhiêu. Bố em, ông Võ Đào mới gần 50 tuổi nhưng do phải lao động nhiều nên đã già đi trước tuổi.

Bà nội của Duy và Tân còn than thở: “Con dâu suốt ngày ngoài chợ, bán từng bó rau, chắt chiu cũng chỉ đủ tiền mua mắm, muối, con trai thì sức khoẻ có hạn nên không làm được việc nặng. Vậy mà ngoài làm nông nghiệp ông Đào còn cố làm thêm mỗi khi có người gọi thuê, nhiều lúc đi làm bước về tới nhà là lăn ra giường”.

Hai anh em Duy và Tân đều thương bố mẹ nên ngoài thời gian học bài, các em đều chăm chỉ, nhất là mỗi khi vào vụ thu hoạch. Cả hai túc trực ngoài đồng từ sáng cho tới tối mịt mới về, tuy vậy hai anh em đều đạt kết quả cao trong học tập.

Võ Tiến Duy được vào lớp chọn, nhờ chăm chỉ, lại có năng khiếu môn Anh văn, nên em được nhà trường chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 12 và đạt được giải Ba.

Duy tâm sự em rất thích học môn Anh văn, hai anh em thường cùng nhau tập nói để luyện thêm, các em nhỏ trong gia đình mỗi khi rảnh rỗi lại ngồi quây quần bên hai anh trai để được nghe các anh nói chuyện bằng tiếng Anh. Ra đường gặp những bảng hiệu hay đọc được ở đâu đó những từ chưa học, em đều ghi lại để về nhà có thời gian tra cứu.

Thi đỗ một lúc hai trường nhưng Duy đã quyết định nhập học vào Trường Đại học Đà Nẵng, khoa sư phạm tiếng Anh, vì đây là môn em rất yêu thích và điều quan trọng nữa là không phải nộp tiền học phí.

Còn cậu em Võ Hữu Tân cũng không thua kém anh trai, Tân đã thi đỗ hai trường và em sẽ theo học Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng để sau này có điều kiện giúp đỡ bố mẹ vượt qua cuộc sống khó nghèo như hôm nay.

(Theo Dân Trí)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo xã Minh Tiến và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên kiểm tra mô hình sản xuất ván xẻ của gia đình anh Nguyễn Văn Việt ở thôn Tổng Táng.

Lục Yên thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; đồng thời, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chính quyền, nhân dân huyện Lục Yên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Mô hình chăn nuôi lợn góp phần giảm nghèo của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, bản Chao, xã Việt Hồng.

Trấn Yên lựa chọn 20 mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo

Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.

Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo

Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Vì một Văn Yên không còn hộ nghèo

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Pá Hu mở rộng hiệu quả nhiều mô hình kinh tế

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Mù Cang Chải: Gần 100 đại biểu tập huấn về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến bà con nhân dân.

Yên Bái coi trọng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.

Đòn bẩy giúp Văn Yên giảm nghèo

"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Quang cảnh Hội nghị

Nghĩa Lộ tập huấn cán bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
fb yt zl tw