Trước câu hỏi: “Bạn và người yêu quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su không? Bạn mua bao cao su ở đâu, thế nào?” đã có nhiều câu trả lời từ phía các bạn trẻ khiến chúng ta phải giật mình.
Ngại mua
Tại Trung tâm tư vấn Hạnh phúc gia đình, một bạn nam rối rít hỏi về sự cố xảy ra. Bạn đã quan hệ tình dục với bạn gái trước hai ngày của kỳ kinh nguyệt và lo lắng về việc có thai ngoài ý muốn.
Khi chuyên gia tư vấn hỏi lý do tại sao không sử dụng bao cao su cho an toàn, bạn nam bối rối trả lời: “Em ngại”.
Cũng theo lời kể của chuyên gia tư vấn, có rất nhiều trường hợp các đôi nam nữ có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, dẫn đến có thai ngoài ý muốn, với lý do là ngại mua và sử dụng bao cao su.
Một điều thật đáng buồn hiện nay, có rất nhiều bạn nam trả lời chưa bao giờ biết đến “cái áo mưa”, không biết sử dụng đúng cách, và không biết mua ở đâu.
Ngại tuyên truyền, ngại tư vấn
Một số trường có các phòng tư vấn về sức khỏe sinh sản, tình dục, HIV/AIDS cho sinh viên, nhưng lượt người lên xin tư vấn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều bạn có chuyện thắc mắc, nhưng cũng không dám lên trung tâm vì sợ bạn bè biết được lại nói lung tung. Chỉ có cách là gửi thư hoặc xin tư vấn qua điện thoại. Nhiều trường đã có các buổi tuyên truyền về sức khỏe giới tính cho thanh niên. Nhưng ít thấy các bạn nhiệt tình tham gia, ai cũng lảng tránh. Thầy và trò chỉ học nhanh cho hết giờ, có chuyện gì cũng không dám hỏi.
Hãy vượt qua rào cản tâm lý
Bao cao su bán rộng rãi tại các nhà thuốc, siêu thị với giá rẻ và nhiều chủng loại, ngoài ra còn được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí tại các trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS cho thanh thiếu niên.
Việc sử dụng các biện pháp an toàn là quyền lợi và tránh nhiệm của tất cả mọi người. Chiếc bao cao su nhỏ bé nhưng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo đảm an toàn và tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho bạn.
Phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; đồng thời, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chính quyền, nhân dân huyện Lục Yên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/8, tại xã Hưng Khánh và thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Đến nay, huyện Trạm Tấu có 11 xã, 54 thôn, 1 tổ dân phố được thụ hưởng các chính sách từ 10 dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS - MN) giai đoạn 2021 - 2023.
Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Văn Yên, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện đã co nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp hỗ trợ các hộ nghèo xã phong Dụ Thượng phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Yên Bái đã triển khai 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023.
Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.
Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Thời gian qua, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiêu sổ và miền núi năm 2023, sáng 20/12, tại xã Lâm Thượng (Lục Yên), 40 hộ nghèo trên địa bàn xã đã được trao hỗ trợ máy nông nghiệp để phát triển sản xuất.
Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Huyện Lục Yên được giao tổng kinh phí trên 8,1 tỷ đồng thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng - Dự án hỗ trợ trâu cái sinh sản thuộc Dự án 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Giai đoạn 2022-2023, tỉnh Yên Bái đã xây dựng gần 800 ngôi nhà ở và đưa vào sử dụng 15 công trình nước sinh hoạt phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu