Bài học từ huy động sức dân

YBĐT - Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong suốt hơn ba năm qua, Yên Bái đã triển khai một cách đồng bộ và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Hàng trăm công trình đường giao thông, cầu, cống, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế... được xây dựng khang trang, kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch đúng hướng. Quan trọng hơn là đã có sự vào cuộc của cả cộng đồng dân cư, đặc biệt là sự huy động sức dân vào Chương trình.

Để xây dựng NTM hiệu quả, Yên Bái đã xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2020; phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã và đến 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí xã NTM. Trải qua hơn ba năm thực hiện, tuy vẫn còn nhiều việc phải làm, phải tính toán kỹ lưỡng hơn nữa nhưng có một điều dễ nhận thấy là sự khởi sắc khá rõ nét trong các khu dân cư, cơ sở vật chất, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên. Từ xã điểm của tỉnh, của huyện đến các xã không phải là điểm, cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng khang trang hơn, đáp ứng cho phát triển, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý hơn, gắn với điều kiện cụ thể của mỗi xã, mỗi địa phương. Mỗi xã, mỗi địa phương cũng tìm một hướng đi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như phong tục, tập quán của mình chứ không theo một khuôn mẫu chung.

Qua hơn 3 năm, 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh từ vùng thấp đến vùng cao cùng vào cuộc xây dựng NTM, đã có 140 xã hoàn thành lập đề án xây dựng NTM. Ba năm, thời gian không quá dài đối với một chương trình lớn như xây dựng NTM vậy mà các xã đã xây dựng được trên 300 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong đó kiên cố hóa 250km, mở mới nền đường 650km với tổng vốn đầu tư trên 469 tỷ đồng. Đáng chú ý hơn cả là các tổ chức, cá nhân đóng góp gần 200 tỷ đồng - một con số ngoài sức tưởng tượng ở một tỉnh còn nghèo như Yên Bái. Đó là thành quả, một câu chuyện cũ nhưng luôn mới trong vấn đề huy động sức dân.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, tấc đất - tấc vàng vậy mà đã có hàng ngàn tấm gương sáng trong dân tự nguyện hiến đất, góp công, góp của xây dựng những công trình phúc lợi xã hội, những con đường rộng mở. Trên 73ha đất thổ cư, đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cấy lâu năm, thậm chí có những diện tích đất đang là nguồn thu nhập chính của gia đình song người dân đã hiến mà không nhận đền bù. 

“Dân ta, nhất là người dân nông thôn tuy còn nghèo nhưng ai cũng muốn cống hiến cho đất nước, cho xã hội để cho “nước thịnh dân cường”, chỉ có điều là làm sao để dân tin, dân yêu. Những nguồn đóng góp của dân cần phải công khai, minh bạch, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra thì họ không nề hà gì” - ông Nguyễn Đức Luận - Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) nói.

Gia đình anh Phạm Anh Tuấn và ông Hà Hữu Thịnh đều dân tộc Tày xã Đại Lịch (huyện Văn Chấn) mỗi hộ hiến 3.000m2 đất vườn đồi để làm giao thông không nhận một đồng hỗ trợ nào chứ không nói đến đền bù. Hay như gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở xã Báo Đáp (huyện Trấn Yên), đã tự nguyện hiến hơn 100m2 đất thổ cư và dỡ bỏ hàng trăm mét tường rào để ủng hộ xây dựng đường giao thông. Văn Chấn là huyện nghèo, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, song 3 năm qua nhân dân đóng góp trên 36.000 ngày công lao động, hiến trên 169.000m2 đất các loại và chặt bỏ gần 3.000 cây lâu năm, dỡ bỏ hàng trăm mét tường rào để xây dựng nhà văn hóa, làm giao thông nông thôn.

Rõ ràng, khi người dân được bàn bạc, thấy việc có lợi cho thôn bản, cho xã cũng là có lợi cho mình thì sẽ có sự đồng thuận, nhất trí cao. Người dân đã hiểu rõ mục đích, tư tưởng đã thông thì họ sẵn sàng chung tay, góp sức, hiến kế cùng xây dựng, điều đó đã được cụ thể hóa ở các địa phương trong tỉnh. Chuyện gia đình vận động con cháu đi công tác, làm ăn xa có điều kiện kinh tế góp tiền của về cùng thôn, bản xây dựng đường, làm nhà văn hóa, xây cây cầu... không còn là hiếm. Không chỉ đóng góp công, mà các hộ nghèo cũng cố gắng vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình, các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo hơn cũng là đóng góp tích cực xây dựng NTM.

Từ thực tiễn cho thấy, mỗi cấp chính quyền, mỗi cán bộ lãnh đạo cơ sở nếu chỉ quan tâm vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước mà quên đi sự huy động sức mạnh từ nội lực trong dân quả là một sai lầm lớn. Nội lực trong dân là công sức, là tiền của, là trí tuệ, là thay đổi cách nghĩ, cách làm từ manh mún lạc hậu sang áp dụng khoa học kỹ thuật, vận động con cháu học hành, là xóa hủ tục... Bởi xây dựng NTM cũng chính là xây dựng cho cuộc sống người dân khấm khá hơn, giầu có hơn và là cơ sở để người dân nông thôn vươn lên trong cuộc sống, làm chủ trên mảnh đất quê hương mình.

Thanh Phúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw