Chứng khoán Việt Nam mua bán theo tâm lý

Đã gần nửa tháng 9, liệu thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có thay đổi gì lạc quan hơn trong những tháng tới? Sự quan tâm của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đối với TTCK Việt Nam như thế nào...

Báo chí đã có cuộc trao đổi với ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ Dragon Capital - một NĐT nước ngoài lão luyện, có mặt sớm nhất tại thị trường Việt Nam - về vấn đề này.

* Nhận định của ông về TTCK Việt Nam hiện nay như thế nào?

TTCK Việt Nam từ đầu năm 2007 đến nay giống như cùng kỳ năm 2006. Những tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, tháng 4 bắt đầu xu hướng đi xuống và kéo dài đến tháng 8, 9. Xu hướng này một phần có yếu tố thị trường đúng nghĩa của nó vì ở nhiều nước trên thế giới, tình hình cũng tương tự theo chu kỳ đó. Đầu năm là thời điểm mọi người nhìn vào năm mới với những nhận xét mới, góc nhìn mới trên cơ sở các thông tin mới. Nói chung là một cái nhìn lạc quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế và các công ty. Điều này đã tạo nên sự sôi động cho TTCK.

 Nhật báo tài chính hàng đầu thế giới The Wall Street Journal số ra ngày 8/9 có bài viết về thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam của phóng viên James Hookway với những góc nhìn khách quan và sắc sảo trong giai đoạn tăng giảm thất thường hiện nay. Bài báo nhận định: Sự điều chỉnh thất thường của sàn chứng khoán Việt Nam cho thấy đây là một trong những thị trường không ổn định nhất thế giới trong vài năm qua.

Nhưng bước sang tháng 4, 5 là mùa hè, hơn nữa thông tin mới của các công ty cũng chưa nhiều. Ví dụ một dự án được công bố và khởi động từ đầu năm thì cũng phải đợi đến cuối năm mới có kết quả. Trong tiếng Anh, có một câu ngạn ngữ "Bán trong tháng 5 và đi nghỉ", vì những NĐT có ngồi trong văn phòng thời gian này cũng không có nhiều việc để làm. TTCK Việt Nam còn có một yếu tố riêng rất Việt Nam. Đó là yếu tố mua bán theo tâm lý và việc các công ty đã bung ra quá nhiều số lượng "giấy" (phát hành thêm cổ phiếu).

Hơn nữa, các công ty Việt Nam lại tranh nhau đưa ra số lượng "giấy" trên thị trường cùng lúc trong khi không lường được hết sức mua trên thị trường. Điều đó tạo nên sức bán tăng cao hơn sức mua. Dường như các công ty niêm yết và cả NĐT Việt Nam đều đang thử thách xem khả năng của mình đến mức độ nào.

* Ông dự đoán thế nào về TTCK Việt Nam trong thời gian tới?

Câu này thật khó trả lời. Cuối năm thông thường là thời điểm người ta nghĩ đến việc tổng kết năm, mức chia cổ tức như thế nào... và bắt đầu nghĩ đến một năm mới. Do đó thị trường sẽ có nhích lên một tí. Ở Việt Nam cũng có xu hướng này nhưng có một số điểm cần được lưu ý. Đó là các công ty phải tính toán lại việc tăng vốn vì điều này ảnh hưởng đến sức mua trên thị trường, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến chỉ số P/E (hệ số giá trên thu nhập của một cổ phiếu) của công ty.

Ví dụ P/E của công ty hiện nay là 20 lần và lợi nhuận tăng 50% nhưng công ty cũng tăng vốn 50% thì P/E đến cuối năm vẫn là 20. Lúc này việc tăng lợi nhuận không còn ý nghĩa gì nữa và giá trị cổ phiếu cũng không thay đổi. Kế đến là tiến độ cổ phần hóa các công ty nhà nước được thực hiện như thế nào? Theo tôi, Chính phủ Việt Nam không nên dừng cổ phần hóa các công ty lớn vì đây là chương trình lớn của Việt Nam, nó có ý nghĩa về chính trị, xã hội và quan trọng nhất là tái cấu trúc lại nền kinh tế.

Tuy nhiên người chủ sở hữu là Nhà nước phải tính toán kỹ và cân đối về mối quan hệ giữa số lượng "giấy" và giá trị "giấy" cũng như cân đối tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta không nên sợ cổ phần hóa kể cả khi thị trường xuống một phần nữa. Nguyên nhân chính khiến cho NĐT trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào TTCK là nhờ cổ phần hóa. Nếu giờ đây dừng lại thì yếu tố khiến họ quan tâm sẽ không còn nữa. Trở lại dự đoán về TTCK Việt Nam trong thời gian tới, nếu để 2 yếu tố này qua một bên thì thị trường không có gì đáng lo ngại vì mặt bằng giá trị không phải là thấp lắm nhưng cũng không cao lắm. Theo ước tính sang năm 2008, P/E trung bình của các công ty trên thị trường chỉ khoảng 20 lần vì nhiều công ty có tốc độ phát triển khá thuyết phục.

* Theo ông, sự quan tâm của các NĐT nước ngoài hiện nay đối với TTCK Việt Nam như thế nào?

Những NĐT nước ngoài tham gia từ cuối năm 2006 nhưng phần lớn là từ đầu năm 2007 đến nay đều bị lỗ chứ không có lời. Điều này cũng giống như một số NĐT trong nước. Có thể những NĐT nước ngoài đó đã mất đi sự quan tâm đến TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, sự khủng khoảng về tình hình tài chính tín dụng đang lan rộng ở nhiều nước khiến có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí nhiều người cho rằng đó là sự khủng hoảng hệ thống và phải mất một thời gian dài mới khắc phục được. Nếu nghe như vậy, không một NĐT nào muốn bỏ tiền ra để nhận thêm rủi ro. Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn ở tất cả các thị trường, trong đó có TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay vẫn có nhiều NĐT nước ngoài cho rằng thà ở Việt Nam còn hơn có mặt ở Mỹ.

* Xin cảm ơn ông.

(Theo VnMedia)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw