VN Index tiếp tục giảm sâu, giao dịch tăng mạnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/3/2008 | 12:00:00 AM

Mặc dù UBCKNN đã có công văn đề nghị các CTCK thực hiện giao dịch thỏa thuận đối với cổ phiếu giải chấp, không đưa vào hệ thống khớp lệnh, đồng thời hạn chế giao dịch bán tự doanh nhằm ngăn chặn đà giảm giá trên thị trường song, kết thúc phiên giao dịch hôm 19/3, VN-Index tiếp tục giảm sâu 14,81 điểm xuống còn 573,45 điểm.

Mở đầu phiên giao dịch diễn ra theo chiều hướng khá thuận lợi, các mã chứng khoán không còn tình trạng giảm sàn hàng loạt như 2 phiên giao dịch trước mà thêm vào đó là ở một số mã đã tăng khá mạnh. Bắt đầu đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index vẫn diễn biến theo chiều hướng tốt và có lúc đã tăng trở lại, tuy nhiên càng về cuối phiên khối lượng đặt bán vẫn tiếp tục tăng khiến bên mua e dè, VN-Index đuối dần. Kết thúc phiên có 20 mã tăng giá, 13 mã đứng giá và 120 mã giảm giá. Khối lượng chứng khoán chuyển nhượng tăng rất mạnh, đạt gần 30 triệu đơn vị với giá trị đạt 961 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn phiên này đã bớt ảm đạm hơn khi có 2 mã tăng giá là PVD và VNM, 2 mã đứng giá là HPG và VIC. 2 đầu tàu, STB và DPM tiếp tục góp mặt trong 120 mã giảm giá hôm nay. BMC, NTL, TCT giảm nhiều nhất, cùng mất 7000 đồng/cổ phiếu. Một loạt cổ phiếu có cùng mức giảm 6000 đồng/CP gồm FPT, DQC, KDC, và SJS.

Về khối lượng khớp lệnh, STB ở vị trí đầu với gần 4 triệu cổ phiếu, DPM với hơn 2,3 triệu cổ phiếu, SSI gần 2 triệu cổ phiếu, sau đó là 2 chứng chỉ quỹ PRUBF1 và VFMVF1, rồi REE, FPT, HAP... là các vị trí sau đó.

 

Trên sàn Hà Nội, HASTC tăng không đáng kể 1,98 điểm (1,01%), đóng cửa ở 197,78 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt gần 5,5 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 271 tỷ đồng. Trong tổng số 133 mã chứng khoán niêm yết trên sàn có 88 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 41 mã giảm giá.

 

(Theo KT&ĐT)

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục