Vẻ đẹp của thành phố cổ Kanazawa, Nhật Bản
- Cập nhật: Thứ hai, 16/3/2015 | 2:24:58 PM
Kanazawa là thành phố cổ nổi tiếng của Nhật Bản với những tòa lâu đài khổng lồ cũng như thực phẩm và hàng thủ công truyền thống.
Lâu đài cổ Kanazawa
|
Kanazawa là một trong số các thành phố của Nhật Bản không bị ném bom trong suốt Chiến tranh thế giới II. Do vậy, các kiến trúc tiêu biểu của Kanazawa vẫn còn nguyên vẹn.
Công viên Kenrokuen là khu vực quan trọng nhất của Kanazawa. Ban đầu nó được xây dựng như là khu vườn phía ngoài lâu đài Kanazawa, nó được mở cửa cho công chúng tham quan từ năm 1875.
Công viên Kenrokuen với rất nhiều loại cây, nhiều hồ nước, suối và hoa trải rộng trên diện tích hơn 100.000 m² được xem là một trong 3 khu vườn đẹp nhất Nhật Bản. Vào mùa Đông, công viên nổi bật với yukitsuri (dây chão hình nón được buộc vào các thân cây giúp các nhánh cây khỏi sức nặng của lớp tuyết dày). Cách bảo vệ này giúp cây không bị gãy đổ bởi tuyết.
Các yukitsuri bảo vệ cây trong mùa Đông tại Công viên Kenrokuen.
Kanazawa được biết đến với ẩm thực truyền thống Kaga. Đặc sản là hải sản, với tôm, sushi và sashimi. Rượu sake của vùng này được biết tới với chất lượng hảo hạng, êm và ngọt, được làm bởi gạo của tỉnh Ishikawa cùng nguồn nước ngọt trong lành, tinh khiết xuất phát từ lượng mưa phong phú của vùng Hokuriku.
Bên cạnh đó, chợ Omicho ở giữa thành phố được mở ra từ thời Edo. Khởi nguyên đây là một khu chợ mở nhưng hiện nay được xây dựng với mái che. Hầu hết các cửa hàng trong chợ đều bày bán hải sản.
Trước đây, nếu muốn tới thành phố Kanazawa, khách du lịch phải di chuyển bằng tàu hỏa hoặc máy bay. Nhưng giờ đây, tuyến tàu cao tốc Shinkansen mới nối liền thủ đô Tokyo với thành phố cổ Kanazawa sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai nơi chỉ còn 2 giờ 28 phút.
Dự án xây dựng đường tàu cao tốc đến Kanazawa hoàn thành sau 40 năm và điều này sẽ thúc đẩy du lịch cũng như thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào thành phố biển này.
(Theo VTV)
Các tin khác
Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời", ngày 15/3, Bộ trưởng Bộ Văn joas-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hoàng Tuấn Anh cho rằng, quy mô và tần suất tổ chức lễ hội hiện nay vẫn còn hơi cao, dày, vì vậy, hướng sắp tới là giảm quy mô, tần suất lễ hội.
Cứ đến mỗi dịp xuân về, các lễ hội của dân tộc lại luôn là mối quan tâm lớn của người dân, du khách và dư luận cả nước. Chẳng thế mà năm nay chỉ trong gần một tháng diễn ra lễ hội, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã có tới 4 chuyến đi kiểm tra đột xuất công tác quản lý, tổ chức tại một số lễ hội.
Lần đầu tiên một dạ nhạc tiệc quy mô lớn cho lượng thực khách gần 1.000 người được tổ chức trong Đại Nội, thành phố Huế.
Tối 12-3 tại Quảng trường 10-3, tỉnh Đắk Lắk tổ chức bế mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015. Chương trình nghệ thuật đêm bế mạc có chủ đề “Vọng mãi cà phê Buôn Ma Thuột” do hơn 300 diễn viên, cán bộ Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam và Đoàn ca múa dân tộc tỉnh Đắk Lắk biểu diễn với ý nghĩa tôn vinh người trồng cà phê, khẳng định thương hiệu cà phê, kêu gọi bạn bè trong nước và quốc tế đến Buôn Ma Thuột thưởng thức cà phê.