Lễ cấp sắc của người Dao đỏ

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có sức hấp dẫn không chỉ đối với chính đồng bào dân tộc nơi đây, mà còn là phong tục thu hút sự quan tâm của nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên vùng núi cao phía Bắc.​
Một nghi lễ dân gian này được lưu truyền từ xa xưa đến nay trong cộng đồng người Dao đỏ ở Sa Pa, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ tổ chức hằng năm vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng. Người Dao đỏ có thể tổ chức cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người, nếu ít hơn phải theo số lẻ (theo số lẻ 3, 5, 7. . .).
Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, nếu chưa được cấp sắc thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành. Như vậy đồng nghĩa với việc không được mời tham gia hay quyết sách các công việc hệ trọng trong làng bản. Còn người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương - tổ tiên của người Dao.
Trước ngày làm lễ cúng, các thầy cúng phải tẩy uể nhà cửa người được cấp sắc, ngày làm lễ gia chủ phải chọn ngày lành, tháng tốt, chọn thầy cúng tức chủ lễ, là  người có uy tín với người dân làng bản, am hiểu luật tục, có vai trò điều hành buổi Lễ. Trong Lễ cấp sắc tuân thủ theo thứ tự huyết thống, người đàn ông có vợ được chọn để cấp sắc trước ở nhà trưởng họ, người phụ nữ Dao đỏ có chồng làm lễ cấp sắc phải trùm kín đầu trong chiếc khăn đỏ suốt thời gian diễn ra buổi lễ. Các thanh niên xin được cấp sắc phải đội mũ trên đầu và mặc trang phục truyền thống dân tộc mình, bởi quan niệm đó là nơi thẩn linh trú ngụ trong mỗi người được cấp sắc.
Trong lễ cấp sắc mở đầu thầy cúng khai đàn đánh một hồi trống mời tổ tiên về dự, báo với tổ tiên biết lý do buổi lễ, trong Lễ cấp sắc có nhiều các nghi lễ diễn ra ở trong nhà và bên ngoài nhà. Trong nhà sẽ diễn ra lễ truyền phép thông qua những ghi chép trong sách cổ của người Dao và các đạo cụ hành lễ như nến, chiếu, dấu ấn, gậy, súc xắc, bọc gạo,...
Lễ cấp sắc có 2 phần lễ chính là lễ quá tăng (qua đèn) gồm các phần: Trình diện, cấp đèn, hạ đèn, đặt pháp danh, qua cầu. Phần lễ tẩu Slai (lễ thăng cấp) gồm: lễ lên đèn, ban mũ, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ tơ hồng, lễ thăm thiên đình. Cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên là cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc thứ 2 là cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Thời gian lễ thường kéo dài từ 1 đến 5 ngày, gồm lễ trình diện, gia chủ mỗ lợn, gà đề cúng tổ tiên. Mỗi bậc đều có sự khác biệt, theo các nghi lễ thể hiện những ý nghĩa lịch sử, văn hóa nhất định.
Trước đàn lễ, thầy cúng sau khi khấn sẽ xin âm dương với thần linh để người được cấp sắc chính thức được công nhận là người đã trưởng thành. Kết thúc phần Lễ, những lời cầu nguyện may mắn cho người được cấp sắc sẽ được viết ra giấy, gói lại và đốt sau lễ.
Bên cạnh các nghi thức, Lễ cấp sắc còn diễn ra phần Hội với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian biểu đạt các mục đích tôn giáo, tín ngưỡng thông qua âm nhạc, thánh ca, diễn xướng, nhảy múa, trình diễn, lễ nghi, các điệu múa dân gian… phản ánh nội dung về lịch sử, văn hóa, tạo nên một sinh hoạt vui tươi, thu hút sự tham gia sôi nổi người dân các bản, làng.
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm đa dạng và lung linh sắc mầu.
(Theo dangcongsan.vn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chị Thu Ngọc cùng gia đình tại An Lành Farm ở xã Bạch Hà, huyện Yên Bình.

Xu hướng du lịch ven thành phố

Trong nhịp sống hối hả, xô bồ của đô thị, xu hướng tìm về những không gian xanh mát, yên bình ven các đô thị đang ngày càng được ưa chuộng. Tại Yên Bái, trào lưu du lịch “staycation” (du lịch tại nơi mình sinh sống) hoặc những chuyến đi ngắn ngày đến các địa điểm lân cận thành phố đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách và người dân địa phương.
Anh Phí Văn Tiệp (ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ xã An Thịnh kiểm tra sản phẩm quế điếu của Công ty.

Phí Văn Tiệp - Giám đốc doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu

Nói đến ngành chế biến, xuất khẩu quế ở huyện Văn Yên, nhiều người sẽ nhớ đến doanh nhân Phí Văn Tiệp - Giám đốc Công ty TNHH Đại Lâm, xã An Thịnh. Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, song nhờ ý chí, nghị lực, anh Tiệp đã gây dựng thương hiệu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ quế và đưa quế Văn Yên vươn xa ra thị trường quốc tế. Anh là một trong những điển hình doanh nhân tư nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng tầm giá trị cây quế.
Thiếu tá Đoàn Thị Hạnh (người thứ hai từ trái sang) cùng đồng đội trao đổi tài liệu chuyên môn.

Sống đẹp từ những điều giản dị

Không ồn ào, không phô trương thành tích, nhưng dấu ấn của Thiếu tá Đoàn Thị Hạnh - cán bộ Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lại lặng lẽ khắc sâu trong đồng đội bằng những việc làm thiết thực.
Du khách trải nghiệm trên hồ Thác Bà.

Hứa hẹn bùng nổ du lịch hè

Giữa vô vàn lựa chọn, Yên Bái - cửa ngõ miền Tây Bắc đang nổi lên như một điểm hẹn đầy mê hoặc, không chỉ để “giải nhiệt” mà còn để khám phá những giá trị nguyên bản và sâu sắc. Với những con số tăng trưởng ấn tượng và sự chuyển mình mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, du lịch hè Yên Bái 2025 hứa hẹn một mùa bùng nổ.
Lãnh đạo UBND huyện Văn Chấn trao Giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2024 - 2025 cho cô giáo Hà Thị Huyền.

Tấm lòng của núi

Khi ánh bình minh còn e ấp vén nhẹ làn mây mỏng để tia nắng đầu tiên dịu dàng lách qua những rặng núi trập trùng phủ sương của xã Thượng Bằng La - một miền đất yên bình nằm nép mình giữa đại ngàn Văn Chấn cũng là lúc cô giáo Hà Thị Huyền - người con gái dân tộc Tày khoác lên mình tà áo dài giản dị, bắt đầu một ngày mới.
Bà Mai Thị Thu Hương - Bí thư Chi bộ thôn Tiền Phong, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái luôn sát sao với mọi công việc.

Những “ngọn đuốc sáng” trong lòng dân

Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, những năm qua, nhiều bí thư chi bộ đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Đảng ở cơ sở, nhiệt huyết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua. Họ không chỉ là cầu nối vững chắc giữa Đảng với nhân dân mà còn là “ngọn đuốc sáng”, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.
Trần Thị Mai Anh (giữa) cùng các đại biểu tỉnh Yên Bái tại Lễ Tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII - năm 2025.

Như ánh sao Khuê

Nếu mặt trời mang đến ánh sáng cho ban ngày, sao Khuê thắp sáng màn đêm thì Trần Thị Mai Anh - Giám đốc Hợp tác xã Nhật Khuê chính là sự kết hợp lặng thầm nhưng rực rỡ của cả hai - một ngọn lửa nhỏ bền bỉ cháy lên từ gian khó, một vì sao kiên định soi đường giữa bóng tối số phận.
Du khách trải nghiệm du lịch số qua công nghệ thực tế ảo gắn với bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc

Yên Bái xây dựng hệ thống du lịch thông minh

Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và xây dựng hệ thống du lịch thông minh, nhằm nâng cao tính cạnh tranh công nghệ của ngành du lịch, tạo ra dịch vụ có giá trị gia tăng cao và tăng tiện ích cho người dân và du khách.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, Yên Bái đang tăng sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch.

Yên Bái có 26 dự án du lịch được chấp thuận chủ trương đầu tư

Nhằm phát triển du lịch hiệu quả từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, thời gian qua, cùng với tăng cường quảng bá, tập trung chọn lọc, giới thiệu những nét nổi bật về tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Yên Bái đã chú trọng, quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư.
Cầu Vàng (Đà Nẵng), một trong những điểm du lịch thu hút khách trong và người nước đến tham quan.

Khi du lịch bền vững trở thành hướng phát triển mới

Du lịch bền vững không còn là lựa chọn, mà đang trở thành cách tiếp cận phát triển toàn diện, nơi mỗi hành trình không chỉ để tận hưởng mà còn để đóng góp. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đang bước vào làn sóng chuyển đổi một cách chủ động, đầy tiềm năng.
Đồng chí Hoàng Thị Hồng Thương (ngoài cùng bên phải) tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII, năm 2025 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bông hoa rực rỡ trong “vườn Bác”

Đồng chí Hoàng Thị Hồng Thương - Bí thư Đoàn xã Đại Minh, huyện Yên Bình thời gian qua luôn nỗ lực rèn luyện, vượt qua khó khăn, trở thành bông hoa rực rỡ trong “vườn Bác”, góp phần xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới “tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn”.
Thiếu tá Hoàng Vũ Trung hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh.

Thiếu tá Hoàng Vũ Trung tận tuỵ vì bình yên của nhân dân

Thiếu tá Hoàng Vũ Trung - Bí thư chi bộ, Trưởng Công an xã Ngòi A, huyện Văn Yên là một trong những điển hình tiêu biểu cống hiến không ngừng nghỉ ở nhiều vị trí công tác, để lại những dấu ấn đậm nét về một người cán bộ công an tận tụy, bản lĩnh, hết lòng vì nhân dân phục vụ.
Đua ngựa Bắc Hà lần thứ 18 thu hút hàng nghìn du khách.

Dấu ấn du lịch Lào Cai trong 10 năm qua

Cách đây một thập kỷ, Lào Cai còn là vùng đất gợi nhắc đến những bản làng heo hút, phiên chợ biên cương và nóc nhà Đông Dương phủ mờ sương lạnh, thì ngày nay, nơi đây đã vươn mình trở thành một trung tâm du lịch năng động bậc nhất khu vực Tây Bắc.
Mùa A Mạnh chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc lê Đài Loan.

Kiên trì tạo thành công

Sau nhiều năm kiên trì, ở tuổi 26, chàng trai trẻ dân tộc Mông Mùa A Mạnh ở bản Nả Háng Tủa Chử, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đã sở hữu 3ha lê Đài Loan, mang lại thu nhập mỗi năm khoảng trên 100 triệu đồng.
Giảng viên Tạ Thị Hảo tham dự Hội thi Giảng viên dạy giỏi các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ IX - năm 2025 và đạt danh hiệu "Giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc".

Người “giữ lửa” giảng đường chính trị

Trong hành trình xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển, vai trò của giảng viên các trường chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo cán bộ và tinh thần luôn đổi mới, sáng tạo, giảng viên Tạ Thị Hảo - Khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh đã và đang trở thành tấm gương sáng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị tại địa phương. Mới đây, cô vinh dự đạt danh hiệu "Giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc" năm 2025.
fb yt zl tw