Một vài lưu ý cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2023

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/3/2023 | 7:30:18 AM

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 20 - 29/4 (tức ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 năm Quý Mão) tại tỉnh Phú Thọ, với đầy đủ phần lễ và phần hội.

Du khách không nên đi ngược chiều khi dâng hương tại Đền Hùng.
Du khách không nên đi ngược chiều khi dâng hương tại Đền Hùng.

Nắm rõ chương trình dâng hương và các hoạt động

Tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương và các hoạt động văn hoá, du lịch tại Đền Hùng năm 2023, Khu di tích lịch sử Đền Hùng khuyến cáo du khách nắm rõ nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức các hoạt động và tuân theo hướng dẫn của ban tổ chức.

Cụ thể, nội dung phần Lễ gồm lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (Từ 6h30 đến 7h45 ngày 25/4/2023); lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ (từ 8h15 đến 9h30 ngày 25/4/2023); lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích (từ 7h30, ngày 26/4/2023); lễ dâng hương, hoa của các huyện, thành, thị tại Đền Hùng (ngày 20 – 24/4/2023); lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ dâng hoa tại Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong” (từ 7h ngày 29/4/2023, tức ngày 10/3 năm Quý Mão). 

Một số hoạt động văn hóa đáng chú ý tại Đền Hùng gồm đánh trống đồng, đâm đuống (ngày 25 - 29/4/2023 tại khu vực nhà Công Quán); trình diễn múa Lân - Sư - Rồng (từ 7h30 ngày 26/4/2023) tại khu vực trục hành lễ Trung tâm lễ hội - ngã 5 Đền Giếng; hội thi gói, nấu bánh Chưng và giã bánh Giầy tỉnh Phú Thọ (ngày 27/4/2023 tại sân khấu trung tâm lễ hội); trưng bày tư liệu hình ảnh, hiện vật thời đại Hùng Vương và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (từ ngày 20 - 29/4/2023 tại Bảo tàng Hùng Vương)…

Theo ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, vào khung giờ 7h - 9h sáng ngày 29/4/2023 (tức ngày 10/3 năm Quý Mão) là thời điểm lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ dâng hương giỗ Tổ. Để tránh hiện tượng ùn tắc, khuyến cáo đồng bào nên dâng hương tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ hoặc tham gia những hoạt động, trải nghiệm khác trước khi lên khu vực Núi Nghĩa Lĩnh.

Điểm mới tại Đền Hùng năm nay là hội trại văn hoá từ ngày 20 – 29/4 với sự tham gia của 13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, gồm trình diễn diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian, giới thiệu sản vật, hàng hóa đặc trưng… Phần trình diễn Lân Sư Rồng năm nay được phục hồi sau thời gian bị tạm dừng vì dịch Covid-19. Ngoài ra, hội chợ du lịch Tây Bắc và liên hoan văn hoá ẩm thực Đất Tổ tại khu vực ngã 5 đền Giếng cũng là hoạt động mới đưa vào phục vụ du khách.

Tuân thủ hướng dẫn, không xả rác bừa bãi

Ông Lê Trường Giang cho biết kinh nghiệm những năm trước, dù lực lượng phục vụ "căng mình" suốt những ngày lễ hội, nhưng không thể xử lý ngay lập tức lượng rác thải quá lớn. Không gian đường đi và các đền khá nhỏ nên không thể bố trí quá nhiều thùng rác, vì vậy rất cần ý thức chung của người dân để giữ vệ sinh môi trường tại đền Hùng.

Ngoài ra du khách sử dụng dịch vụ ở đền Hùng như ăn uống, sắm lễ, mua bán, thuê chiếu… nên có sự thỏa thuận, xem trước bảng niêm yết giá, tránh tranh cãi không cần thiết. Năm nay Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức đối thoại với những hộ dân kinh doanh tại Đền Hùng để chia sẻ và hướng dẫn cách phục vụ thân thiện, cởi mở với du khách, đồng thời phổ biến chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm cam kết. Năm nay tỉnh Phú Thọ có thêm đội liên ngành để quản lý chất lượng, giá cả sản phẩm, các hành động phản cảm, phản văn hóa tại Đền Hùng.

Về tuyến đường hành lễ, du khách cần tuân theo sự hướng dẫn của ban tổ chức, không nên đi ngược chiều sẽ gây khó khăn cho chính bản thân. Cụ thể du khách nên đi theo lộ trình từ cổng đền chính - đền Hạ - đền Trung - đền Thượng và kết thúc ở đền Giếng. Năm nay Ban Tổ chức tiếp tục bố trí các "hàng rào mềm" là lực lượng thanh niên tình nguyện để hướng dẫn, phân luồng du khách, trong đó có bố trí cả ở khu vực đền Giếng.

Trả lời phóng viên báo chí ông Lê Trường Giang cho biết Khu di tích lịch sử Đền Hùng cùng với cơ quan chức năng đã phối hợp từ rất sớm để chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương 2023, đảm bảo tổ chức các hoạt động phần Lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính. Các hoạt động văn hoá sẽ diễn ra vui tươi, lành mạnh, mang tính cộng đồng sâu sắc; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và tiết kiệm.

"Năm nay dự báo lượng khách đến với Đền Hùng sẽ rất đông. Thời gian qua do những hạn chế vì dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu bị dồn nén. Hiện nay hoạt động du lịch đã bình thường trở lại và dịch bệnh được khống chế, tạo điều kiện để du khách thập phương thực hiện ước nguyện này. Chúng tôi tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm thú vị để người dân có nơi dừng chân, chờ đợi và giảm tải cho Đền Hùng trong trường hợp quá đông" - ông Lê Trường Giang nói.

(Theo VOV)

Các tin khác
Huyện Yên Bình sở hữu vùng hồ thủy điện Thác Bà, là 1 trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, được ví như “vịnh Hạ Long trên núi” của vùng Tây Bắc. (Ảnh: Thanh Miền)

Là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, huyện Yên Bình (Yên Bái) đang nỗ lực phấn đấu, từng bước đưa ngành du lịch phát triển bền vững, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh Yên Bái cũng như quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.

Anh Sùng A Tủa (thứ 5 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng du khách khi dẫn đường tới thác Háng Đề Chơ.

Phát huy tình yêu quê hương, nhiệt huyết của tuổi trẻ để ngày ngày quảng bá vẻ đẹp Yên Bái đến du khách muôn phương. Sùng A Tủa, Nguyễn Tuấn Vũ, Nguyễn Đức Tuệ và nhiều người trẻ như thế - mỗi câu chuyện của họ là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái khác nhau.

Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Bình khảo sát quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Đồng Tý, xã Phúc An.

Vừa qua, lãnh đạo huyện Yên Bình đã đi khảo sát một số điểm phù hợp để phát triển du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái gắn với sản phẩm nông nghiệp tại các xã, thị trấn.

Hàng năm, thị xã Nghĩa Lộ tổ chức thành công Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò. Trong ảnh: “Vòng xòe đêm hội”.

Kết quả bước đầu sau hơn 2 năm triển khai Đề án “Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025” đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục