YênBái - Lễ hội Đền Đông Cuông năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Quần thể Di tích lịch sửa văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông với 11 hoạt động đặc sắc.
|
Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2024 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/2/2024 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
|
Đã thành thông lệ, vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng, Đền Đông Cuông sẽ chính thức khai hội. Năm 2024, lễ hội đầu năm sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/2/2024 (tức ngày 11 – 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Quần thể Di tích lịch sửa văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông với 11 hoạt động đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đền Đông Cuông nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên từ lâu đã nổi danh là một trong những ngồi đền linh thiêng thờ Mẫu Đệ nhị thượng ngàn, Thần vệ Quốc và nghĩa quân dân tộc Tày hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần chống thực dân Pháp.
Lễ hội ngày Mão đầu năm của Đền Đông Cuông xuân Giáp Thìn 2024 được mở đầu với nghi lễ đón ông Mo và lễ dâng hương tại khu vực sân trung thiên. Vào thời khắc đầu tiên của ngày Mão tháng Giêng sẽ diễn ra nghi thức đặc biệt là lễ mổ trâu ngay trước sân đền. Nghi thức này vừa mang tính mang đậm tính tâm linh truyền thống, thể hiện rõ tập tục của người Tày khao. Cuộc tế lễ diễn ra vô cùng trang nghiêm, muôn dân trăm họ hướng về cội nguồn để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và bình an, hạnh phúc...
Song song với nghi thức tế lễ tại đền chính sẽ là hoạt động phát lộc Mẫu đầu xuân để mọi người dân và du khách được thành kính nguyện cầu một năm mới đắc tài, đắc lộc, nhiều bình an.
Ngay sau lễ mổ trâu và lễ dâng chúc văn buổi sáng sớm của ngày Mão tháng Giêng là lễ rước Mẫu sang sông. Đây là một trong những lễ chính của Lễ hội đền Đông Cuông. Sau khi rước Mẫu sang sông bằng chiếc thuyền lớn quay trở về bản đền, đây cũng là lúc dâng hương tế Mẫu. Thầy Mo tiến hành các nghi lễ cúng chính tiệc để cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, cuộc sống hạnh phúc. Hàng ngàn người dân trong vùng và du khách thập phương lần lượt dâng hương để cầu mong những điều may mắn sẽ đến với bản thân, bạn bè và gia đình.
Sau phần lễ sẽ là phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi như: triển lãm ảnh nghệ thuật có chủ để "Đất và người Văn Yên”; các hoạt động thi đấu thể thao và trò chơi dân gian…
Tháng 1/2023, Lễ hội Đền Đông Cuông đã được công nhận là
Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là điểm tựa để huyện Văn Yên bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông và các di sản văn hóa khác trên địa bàn theo phương châm "lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động”, "biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thu Trang
Tags
Lễ hội
Đền Đông Cuông
năm 2024
hoạt động
đặc sắc
Lễ hội chùa Hương 2024 tiếp tục chuyển việc bán vé từ mô hình truyền thống sang mô hình bán vé điện tử nhằm đổi mới công tác tổ chức lễ hội.
Những năm gần đây, các mô hình du lịch cộng đồng đã thúc đẩy ngành du lịch của thị xã Nghĩa Lộ phát triển. Trong đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ tiên phong làm du lịch cộng đồng, không những đem lại thu nhập cao cho gia đình mà còn giúp địa phương gìn giữ, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngày đầu năm, trên mảnh đất Yên Bình cùng với Lễ hội đình Khả Lĩnh, đình Phúc Hòa, đền Mẫu Thác Bà còn có hội đình Ba Chãng, xã Phúc An. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Cao Lan được bảo tồn, lưu giữ qua thời gian. Lễ hội đình Ba Chãng cùng với làng nghề rọ tôm Đồng Tâm truyền thống sẽ đưa Phúc An trở thành điểm đến hấp dẫn về thiên nhiên, văn hóa.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1-2024 đạt trên 1,5 triệu lượt, tăng 10,3% so với tháng 12-2023 và tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2023.