Tín hiệu vui cho du lịch Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/2/2024 | 10:21:34 AM

YênBái - Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, huyện Văn Chấn đã đón 10.300 lượt du khách, trong đó có 2.100 lượt khách quốc tế, 8.200 lượt khách nội địa; doanh thu du lịch đạt 9,27 tỷ đồng> Đây là những những tín hiệu vui cho phát triển du lịch địa phương.

Các đại biểu, du khách hòa cùng điệu Dậm thuông tại Lễ hội Cầu mùa xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Các đại biểu, du khách hòa cùng điệu Dậm thuông tại Lễ hội Cầu mùa xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.


Để tổ chức Lễ hội Cầu mùa năm 2024, xã Thượng Bằng La đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai đến tất cả thôn, bản để người dân cùng nắm bắt được nội dung. Xã cũng đặc biệt quan tâm đến việc huy động nguồn xã hội hóa từ các cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân để chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ cúng lễ, dụng cụ chuẩn bị cho Lễ hội... 

Ông Hoàng Đình Mưu - Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết: "Đảm bảo nguồn lực, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội gắn liền văn hóa truyền thống của địa phương. Các nghi lễ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đều gắn với đời sống, văn hóa người Tày Thượng Bằng La như: các làn điều hát then, múa Dậm thuông, ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy... Đặc biệt, để tạo điểm nhấn, Lễ hội đã tổ chức màn đại Dậm thuông với 6 điệu dậm cổ của dân tộc Tày, có sự tham gia của 800 nghệ nhân, diễn viên, người dân trong xã nhằm giới thiệu, quảng bá nét văn hóa truyền thống và quy mô tổ chức lễ hội của địa phương”.

Lễ hội Cầu mùa Thượng Bằng La có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước; đến năm 2008 được khôi phục lại, tổ chức thành lễ hội lớn, được đông đảo người dân hưởng ứng. Cứ 5 năm một lần, Lễ hội được tổ chức để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vui xuân mới cho người dân. 

Với sự chuẩn bị chu đáo, sự hưởng ứng của người dân, Lễ hội Cầu mùa xã Thượng Bằng La đã thành công tốt đẹp với phần lễ trang trọng, phần hộisôi nổi, ấn tượng, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách.

Chủ tịch Mưu phấn khởi bày tỏ: "Trong hai ngày tổ chức lễ hội (mùng 8 - 9 tháng Giêng), tại khu vực tổ chức các hoạt động đều chật kín người dân, du khách. Cũng phải ghi nhận, chương trình văn nghệ của các thôn và màn đại Dậm thuông đã được người dân biểu diễn rất say mê, hào hứng với niềm tự hào về bản sắc đã trở thành những trải nghiệm, ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách”. 


Đổi mới cách thức tổ chức lễ hội gắn liền với thế mạnh và văn hóa truyền thống, các lễ hội từ vùng hạ huyện đến thượng huyện dịp đầu xuân đã tạo ra bức tranh du lịch, lễ hội độc đáo, đặc sắc của Văn Chấn. 

Những điệu hát then sâu lắng, điệu Dậm thuông uyển chuyển của người Tày vùng Đại Lịch, Thượng Bằng La đến những điệu xòe cổ đã thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của người Thái được tổ chức ở vùng Sơn Thịnh, Sơn A; những điệu múa hát độc đáo trong Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn; Lễ Cấp sắc của người Dao xã Nậm Lành, Nậm Mười hay trải nghiệm không gian văn hóa du lịch, thưởng thức chè cổ thụ Suối Giàng cùng đồng bào người Mông; khám phá các hoạt động văn hóa của vùng đất Tú Lệ nổi tiếng "gạo trắng, nước trong”... là những nét đặc sắc riêng có đã được khai thác, phát huy, có sức lan tỏa. 

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, huyện Văn Chấn đã đón 10.300 lượt du khách, trong đó có 2.100 lượt khách quốc tế, 8.200 lượt khách nội địa; doanh thu từ du lịch đạt 9,27 tỷ đồng. Đây là tín hiệu vui khởi đầu năm mới cho phát triển du lịch tại địa phương. 

Bà Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn khẳng định: Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông trên địa bàn huyện dịp Tết Nguyên đán đã được tổ chức hiệu quả, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm. Công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được bảo đảm. 

Để có được kết quả này, Văn Chấn đã tập trung hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động và tăng cường quản lý nhà nước về  tổ chức lễ hội trước, trong và sau Tết. Các xã, thị trấn đã đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, hướng dẫn các cơ sở lưu trú, điểm du lịch củng cố cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ; niêm yết giá và số điện thoại đường dây nóng tại những nơi diễn ra các hoạt động phục vụ du khách... 

"Hoạt động tuyên truyền, xây dựng các chương trình quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện, cập nhật thường xuyên thông tin về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch trên địa bàn được đẩy mạnh trên các kênh thông tin của huyện, tỉnh và các trang mạng xã hội. Đặc biệt, việc tổ chức các hoạt động lễ hội gắn liền với thế mạnh du lịch, văn hóa truyền thống từng địa phương được người dân đồng tình hưởng ứng, doanh nghiệp ủng hộ, chính quyền địa phương tích cực triển khai đã tạo ra bức tranh văn hóa, lễ hội đặc sắc ở Văn Chấn dịp đầu năm 2024”-  bà Nga cho biết thêm.  

Huyện Văn Chấn đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên; du lịch trải nghiệm và khám phá; hoạt động văn hóa, giao lưu văn nghệ của đồng bào dân tộc Mông, Thái, Tày và các lễ hội truyền thống như: Lễ hội tôn vinh cây chè Shan tuyết cổ thụ (xã Suối Giàng), Lễ hội cốm (xã Tú Lệ)… đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần quảng bá hình ảnh, nét đặc trưng riêng của du lịch địa phương. 

Hoài Văn

Tags Văn Chấn du lịch lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024 du khách

Các tin khác
Ảnh minh họa

Từ ngày 06/03/2024 - 30/03/2024, Vietnam Airlines sẽ tăng gấp đôi tần suất các chuyến bay đến Điện Biên nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Múa Dậm thuông trong Lễ hôi Xo may, xã Mường Lai.

Từ lâu, lễ hội đầu xuân đã được xem là nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cũng như các địa phương, ở Lục Yên, việc tổ chức các lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của dân tộc.

Lễ hội đền Đông Cuông năm 2024 diễn ra an toàn, trang nghiêm, đảm bảo đúng theo nghi lễ truyền thống.

Cùng với cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, tươi đẹp, Yên Bái có nhiều lễ hội xuân truyền thống của đồng bào các dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Để mang đến cho nhân dân và du khách mùa lễ hội an toàn, văn minh, các ngành, địa phương trong tỉnh đã làm tốt công tác tổ chức, quản lý Nhà nước tại các di tích, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi.

Thác Tiên và thác Trời Nà Hẩu là 2 thác nước đẹp nằm trong khu vực vũng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Nà Hẩu.

Ngoài du lịch tâm linh, những năm gần đây, huyện Văn Yên còn phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch đặc biệt, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục