Lễ hội nghinh Ông - Cần Giờ

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/9/2007 | 12:00:00 AM

Lễ hội nghinh Ông là tục thờ cá "Ông" phổ biến từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc), là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân.

Lễ hội còn có các tên gọi khác như: Lễ rước cốt Ông, Lễ cầu ngư, Lễ tế cá Ông, Lễ cúng Ông, Lễ nghinh Ông, Lễ nghinh Ông Thủy tướng... Nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là thần bảo trợ nghề cá và các nghề trên biển nói chung, và từ đó trở thành tín ngưỡng của ngư dân. Hàng năm, tại lăng Ông Thủy tướng được vua Tự Đức ban sắc phong: “Nam Hải tướng quân” (Cần Giờ) đều diễn ra lễ tế rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá "Ông".

Theo thông lệ, sáng ngày 16/8 âm lịch hàng năm, tại Cần Giờ, các vị chủ tế trong Hội Lăng với trang phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam Hải tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ. Suốt lộ trình trên bộ, ngư dân và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón. Cùng với thuyền rồng rước Thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh "Ông". Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật, trên ghe có chở du khách và bà con tham dự đoàn rước. Khoảng hai tiếng sau thì quay về nơi xuất phát. Trên bến một đoàn múa lân sư rồng đã đợi sẵn để đón "Ông" về lăng đúng nghi thức cổ truyền đón, tế trang trọng.

Trong suốt thời gian này, các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra đồng thời với các hoạt động văn hoá -  văn nghệ - thể thao.

Lễ hội nghinh Ông - Cần Giờ năm 2007 sẽ diễn ra từ ngày 14 - 17/8 âm lịch (tức ngày 24 - 27/9/2007 dương lịch) tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Tp. HCM.

Tham gia chương trình này, du khách đồng thời sẽ có dịp đi thuyền trên kênh rạch tham quan khu rừng ngập mặn đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam và khu rừng Sác, tham quan trại nuôi cá sấu và đàn khỉ sinh sống tự nhiên trong lâm viên Cần Giờ; cùng ngư dân thả đèn và thả thuyền hoa đăng trên biển, một lễ nghi quan trọng tưởng nhớ tiền nhân đã gắn bó với biển cả.

Ngoài các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra trong lễ hội, du khách sẽ lên thuyền, tháp tùng đoàn rước ra biển tận mắt chứng kiến Lễ hội lễ nghinh Ông. Đúng 12 giờ thuyền lễ trở về bến, du khách sẽ thưởng thức những món ăn đặc sản của Cần Giờ, sau đó tham dự đại lễ tại lăng "Ông" trước khi khởi hành trở về Tp. HCM.

(Theo TCDL)

Các tin khác
Toàn cảnh đền Củi

YBĐT - Đền Củi có tên chữ là Khu Độc linh từ được tạo lập ở cuối đời nhà Lê, là nơi thờ ông Hoàng Mười được truyền tụng linh thiêng. Đền ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cách thành phố Vinh chừng 10 cây số, hoặc từ Hà Tĩnh trở ra 40 cây theo quốc lộ 1.

Dịch vụ ăn uống trên máy bay Pacific Airlines

Bami Deli là thương hiệu của chuỗi cửa hàng Bánh mì thịt tươi ngon, thuộc Công ty Cao Lương - doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ phần ăn du lịch (Travel Catering) tại TP.HCM.

Hòn Trống Mái, một biểu tượng nên thơ của vịnh Hạ Long.

Từ ngày 18-9, nhóm làm phim của Kênh truyền hình CNN (Mỹ) sẽ quay những cảnh đầu tiên về vịnh Hạ Long để tuyên truyền, quảng bá về vẻ đẹp và giá trị của vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới đã 2 lần được UNESCO công nhận và hiện đang được Tổ chức NewOpenWorld đề cử vào danh sách bầu ra 7 kỳ quan tự nhiên thế giới.

Bà Tia B. Viering, Giám đốc Truyền thông của New Open World - đơn vị tổ chức cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới qua mạng www.natural7wonders.com, cho biết hiện Di sản văn hóa thế giới Vịnh Hạ Long đang dẫn đầu danh sách bình chọn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục