Dự án khí sinh học: Cải thiện chất lượng cuộc sống người dân nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2010 | 9:41:32 AM

YBĐT - Dự án "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" do Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) được triển khai tại tỉnh Yên Bái từ năm 2006. Tính đến hết tháng 11 năm 2009, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng 1.534 công trình khí sinh học. Những công trình này được đưa vào sử dụng, vận hành đạt hiệu quả cao.

Xây dựng công trình khí sinh học Biogas ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên).
Xây dựng công trình khí sinh học Biogas ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên).

Bà Cao Thị Hòa, thôn 2, xã Phúc Lộc (TP Yên Bái) cho biết, gia đình bà nuôi 25 con lợn thịt và xây dựng công trình cỡ 9 m3, mỗi tháng gia đình bà tiết kiệm từ 300 - 350 nghìn đồng do không phải mua gas, than, củi… Như vậy, một hộ gia đình sử dụng công trình khí sinh học sẽ tiết kiệm được từ 300 đến 400 nghìn đồng/tháng, tương đương với 3,5 đến 4 triệu đồng/năm do không phải mua khí gas hoá lỏng hoặc than, củi, điện…

Nếu đem số tiền này nhân với hơn một nghìn công trình trên địa bàn toàn tỉnh thì mỗi năm người dân Yên Bái sẽ tiết kiệm từ 5,5 đến 6 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Kiều, thôn Chiến Khu, xã Bảo Hưng (huyện Trấn Yên) cũng cho biết, gia đình bà nuôi 30 con lợn thịt và 2 lợn nái sinh sản và xây dựng công trình cỡ 12 m3 vào đầu năm 2009. Công trình khí sinh học cung cấp lượng khí gas để dùng trong sinh hoạt như: đun nấu, thắp sáng, chạy bình tắm nóng lạnh rất đầy đủ và thoải mái. Bà còn sử dụng phụ phẩm từ công trình khí sinh học để tưới cho lúa, ngô, rau màu nên các loại cây trồng trên ít sâu bệnh, năng suất và sản lượng tăng.

Như vậy, có thể nhận thấy những lợi ích từ công trình khí sinh học như: thắp sáng, đun nấu, chạy bình tắm nóng lạnh, môi trường sạch đẹp, giảm gánh nặng nội trợ cho phụ nữ và trẻ em, sử dụng phụ phẩm làm phân bón cho các loại cây trồng, làm thức ăn bổ sung cho lợn, cá, nuôi giun… đã đáp ứng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà dự án đề ra là: cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn thông qua khai thác các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình; ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tạo ra nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền cho người dân nông thôn, góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng để làm chất đốt.

Từ những kết quả và hiệu quả đó, tỉnh Yên Bái đã góp phần không nhỏ tới sự thành công của Dự án Khí sinh học Việt Nam - Hà Lan. Năm 2007, Dự án đã được trao giải nhất năng lượng toàn cầu tại Brussel (Vương quốc Bỉ). Đây là giải thưởng danh giá trao cho các dự án được ghi nhận là có đóng góp to lớn trong việc giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và nóng lên của trái đất.

Phạm Thế Ánh

Các tin khác

Kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa khám phá 5 hành tinh mới nằm ngoài Thái dương hệ, sau 10 tháng được phóng vào vũ trụ nhằm tìm kiếm những hành tinh có đặc tính giống trái đất.

Trăng Xanh - một hiện tượng kỳ thú, sẽ lại xuất hiện đúng vào đêm giao thừa bước sang năm mới 2010 sau lần gần đây nhất 10 năm trước. Theo định nghĩa của người phương Tây, Trăng Xanh là đêm trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch, một hiện tượng có tần suất trung bình khoảng 2 năm rưỡi.

Những em bé song sinh ra đời nhờ kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh tại TPHCM.

Ngày 21.12, BS Hồ Mạnh Tường - Tổng Thư ký Hội Nội tiết và Sinh sản vô sinh TPHCM - cho biết, lần đầu tiên, một phương pháp mới được áp dụng trong điều trị vô sinh nam giới đã được thực hiện thành công tại BV Vạn Hạnh, TPHCM.

Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng lên, rừng mưa nhiệt đới Amazon có thể thành sa mạc, quốc đảo Maldives có thể biến mất vĩnh viễn, còn sa mạc Sahara sẽ trở nên xanh tươi... Điều đáng lo là khủng bố và tội phạm có nguy cơ gia tăng trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục