Kỹ thuật ủ chua dây lá, củ khoai lang làm thức ăn cho lợn
- Cập nhật: Thứ năm, 6/5/2010 | 3:07:43 PM
Để giảm chi phí đầu tư chăn nuôi lợn thịt quy mô hộ gia đình vùng nông thôn có diện tích trồng khoai lang, sau khi thu hoạch củ xong, bà con có thể tận dụng dây lá, củ khoai lang làm thức ăn xanh dự trữ cho lợn thịt bằng cách áp dụng phương pháp ủ chua như sau:
1- Ủ chua dây lá khoai lang:
* Chuẩn bị nguyên liệu:
- Dây lang thu về, loại bỏ phần thân già, lá úa vàng và thối ủng, sau đó băm nhỏ (dài độ 0,5 - 1 cm).
- Phơi héo dưới ánh nắng mặt trời sao cho 100 kg dây tươi đã băm sẽ còn lại 55 - 60 kg (có thể thử bằng cách nắm chặt một ít dây đã phơi trong tay, sau đó mở tay ra thấy nắm dây vẫn giữ nguyên hình dạng, không bị nở bung ra).
* Công thức ủ: Cứ 100 kg thì có 93,5 kg dây lá đã phơi héo + 0,5 kg muối + 6 kg phụ gia (bột ngô, cám gạo hoặc bột sắn).
* Cách ủ: (có thể ủ trong túi nilon, chum, vại hoặc bể…)
Trộn muối với phụ gia trước để đảm bảo muối được trộn đều, tiếp theo cho dây lá khoai lang vào trộn đều. Sau đó, cho nguyên liệu vào túi, cứ một lớp dày 15 - 20 cm dùng tay nén chặt, vuốt hết không khí ra ngoài rồi buộc chặt miệng túi. Dùng lạt buộc túi nilon trước, buộc bao tải dứa bên ngoài sau, sao cho thật chặt để tạo môi trường yếm khí cho quá trình lên men được tốt.
2- Cách ủ chua củ khoai lang:
* Chuẩn bị nguyên liệu: Loại bỏ củ hà, thối, sau đó thái lát củ và băm nhỏ.
* Công thức ủ: Cứ 100 kg thì có: 79,5 kg khoai băm nhỏ; 0,5 kg muối; 20 kg bột ngô hoặc cám gạo.
* Cách ủ: Giống như cách ủ của dây lá khoai lang.
3- Cách cho ăn:
- Sau khi ủ khoảng 3 - 5 ngày, thức ăn ủ chua được đưa vào làm thức ăn cho lợn thịt cùng với thức ăn cám hỗn hợp.
- Trong 2 - 3 ngày đầu, chỉ cho lợn ăn 2 bữa/ngày với thức ăn ủ chua + cám hỗn hợp, sau đó chia khẩu phần ăn của lợn thành 3 bữa/ngày.
4- Một số điểm cần lưu ý:
- Nếu ủ trong túi nilon thì phải dùng 2 lớp (lớp ngoài là bao dứa và lớp trong là túi nilon). Sau khi ủ chua 1 - 2 ngày, nếu túi căng phồng thì mở cho không khí thoát ra và buộc chặt miệng túi lại, bảo quản nơi khô ráo, tránh chuột bọ cắn rách túi.
- Để bảo đảm chất lượng, thức ăn ủ chua luôn phải giữ trong điều kiện yếm khí tối đa (lèn chặt, buộc kín, bao không bị thủng, rách); thường xuyên kiểm tra vỏ bao, nếu bị chuột cắn hoặc tác nhân nào đó gây thủng thì phải thay bao khác ngay để khỏi thối thức ăn.
- Cần đảo đều nguyên liệu thức ăn với các chất phụ gia, tạo tiền đề cho hệ vi sinh vật yếm khí hoạt động. Mỗi lần lấy thức ăn phải buộc chặt để tránh không khí tồn đọng, nên sử dụng hết từng bao một, sau đó mới chuyển sang bao khác.
KS: Nguyễn Thị Hán
Các tin khác
Trước sức ép khống chế nhập siêu ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) rà soát, cân nhắc việc nhập khẩu thiết bị 3G. Tuy nhiên, Bộ TTTT khẳng định việc các doanh nghiệp viễn thông nhập thiết bị cần thiết cho hạ tầng mạng lưới 3G không liên quan gì đến việc làm tăng nhập siêu.
Công ty TNHH Máy tính CMS – Thành viên của tập đoàn công nghệ CMC chính thức cho ra mắt dòng laptop mới CMS Sputnik S23, S24 mang đậm phong cách World Cup 2010. Ngoài yếu tố thời trang, hai mẫu CMS Sputnik S24CD và S24CE còn được tích hợp bộ vi xử lý Core i3 và Core i5 mới nhất của Intel.
Ngày 5/5, tập đoàn Intel đã cho ra mắt nền tảng sử dụng bộ vi xử lý Intel Atom mới nhất của mình (có tên mã trước đây là “Moorestown”).
YBĐT - Công nghệ sinh học đã và đang là một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Một trong những lĩnh vực thuộc công nghệ sinh học đang được chú ý nhiều nhất ở Việt Nam là công nghệ vi sinh vật phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản và xử lý môi trường.