Phòng chống bệnh tai xanh ở lợn

YBĐT - Hiện nay, dịch tai xanh đang ở giai đoạn nghiêm trọng, dịch diễn biến phức tạp, gia súc liên tục mắc bệnh, các ổ dịch ngày một lan rộng. Dịch chưa có chiều hướng chững lại, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi.

1. Đường truyền bệnh: Virus có trong nước miếng, nước mũi, phân, tinh dịch, sữa…và lây qua tiếp súc trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, Trong không khí, mầm bệnh lan truyền xa đến 3 km. Ở lợn nái bệnh, có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi, lợn trưởng thành, bệnh bài thải virus trong 14 ngày, lợn con bệnh có thể bài thải virus 1 - 2 tháng.

2. Triệu trứng: Lợn bị xuất huyết ở tai, lúc đầu đỏ sẫm, sau tím xanh. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau ở các loại lợn: (lợn nái mang thai, lợn con sơ sinh, lợn đực giống).

- Lợn nái: Sốt nhẹ biếng ăn, một số sẩy thai vào giai đoạn cuối. Một số lợn nái tai chuyển mầu xanh (chết đi sau vài giờ); động đực lại sau 21 - 35 ngày phối giống và không hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ; có dấu hiệu của bệnh viêm phổi.

- Lợn nái đẻ: Giảm ăn uống, đẻ sớm 2 - 3 ngày, viêm vú và mất sữa; da nhợt nhạt, một số nái có biểu hiện của bệnh hô hấp, tỷ lệ thai gỗ tăng, lợn con chết ngay khi sinh đến 30%; khoảng 5% lợn con tai chuyển sang mầu xanh và duy trì trong vài giờ.

- Lợn con theo mẹ: Gầy yếu, có nhiều nghèn quanh mí mắt, trên da có vết phồng rộp; lợn tiêu chảy nhiều, đi loạng choạng, run rẩy, bẹt chân. Lợn con có thể chết đến 70% sau 3 - 4 tuần.

- Lợn con cai sữa: Biếng ăn, ho nhẹ, lông xác xơ; khi ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi, gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%.

- Lợn đực giống: Sốt, biếng ăn, lờ đờ, mất tính hăng, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém. Giai đoạn nhiễm trùng huyết, tinh dịch lợn bệnh có chứa Virus.

3. Phòng bệnh khi chưa có dịch: Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn lợn trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản để sớm phát hiện lợn có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh, cách ly, xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.

- Tiêm Vacxin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi chưa có lưu hành bệnh.

- Để loại trừ các bệnh kế phát do vi khuẩn ở lợn, tất cả đàn lợn đều phải được tiêm phòng 4 loại vacxin (dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn).

- Khi nhập lợn giống phải mua lợn từ các cơ sở chăn nuôi và vùng không có dịch tai xanh. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly 3 - 4 tuần, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn.

- Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho lợn, giúp lợn đề kháng với virus bệnh tai xanh cũng như các bệnh khác, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm .

- Giữ chuồng trại và khu chăn thả lợn luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, kín, ấm mùa đông và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh.

- Khi suất, nhập lợn cần kiểm dịch thú y nghiêm ngặt.

4. Điều trị: Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu vì đây là bệnh do virus gây ra. Một số biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa là làm tốt công tác tiêm phòng tăng sức đề kháng cho lợn, hàng ngày vệ sinh chuồng trại, định kỳ phun thuốc sát trùng.

Nguyễn Thị Nhàn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 6.

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025: VinFast VF 6 tuột mất vị trí thứ 3

So với tháng 4/2025, doanh số của VinFast VF 6 trong tháng 5/2025 đã giảm gần 400 xe. Sự sụt giảm này đã khiến mẫu xe từ vị trí thứ 3 tụt xuống vị trí thứ 6 trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, VF 5 và VF 3 vẫn tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Sở Khoa học và Công nghệ tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nền tảng cho sự phát triển

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực trong việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (CĐS). Điều này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế và cải thiện môi trường sống cho người dân địa phương.
fb yt zl tw