Ra mắt mũ bảo hiểm "để chỏm" dành cho phụ nữ Tây Bắc
- Cập nhật: Chủ nhật, 1/11/2015 | 9:45:51 AM
Trong “Ngày hội an toàn giao thông đồng bào các dân tộc khu vực Tây Bắc năm 2015” tổ chức tại TP Sơn La, tỉnh Sơn La ngày 31/10, chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế riêng cho phụ nữ dân tộc Thái đã được giới thiệu. >> Mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái: Ý kiến người sử dụng
Cận cảnh chiếc mũ bảo hiểm dành cho phụ nữ Thái.
|
Thay vì bo tròn phần đỉnh đầu như những mũ bảo hiểm thông thường, mũ bảo hiểm được thiết kế riêng cho phụ nữ dân tộc Thái có một phần nhô lên giữa đỉnh đầu. Mục đích của thiết kế này nhằm ôm phần tóc búi trên đỉnh đầu (thường được gọi là tằng cẩu) theo phong tục của phụ nữ dân tộc Thái đen.
Trước đó, ngày 26/8, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội thảo về mũ bảo hiểm (MBH) đi xe máy cho phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc. Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia thống nhất với đề xuất của các nhà sản xuất mũ bảo hiểm: thiết kế mũ bảo hiểm có lỗ hổng trên đỉnh đầu hoặc bao trùm luôn phần tằng cẩu để đảm bảo an toàn giao thông.
Chị Lò Thị Hiến, một phụ nữ ở Sơn La có chồng mất vì tai nạn giao thông thử nghiệm mũ bảo hiểm mới tại ngày hội.
Tại hội thảo về các giải pháp tăng cường ATGT cho các tỉnh Tây Bắc tổ chức ngày 31/10, nhiều đại biểu đề nghị sớm nhân rộng sản xuất loại mũ này. Đại diện Ban ATGT Điện Biên cho hay, tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái chiếm 38,1% dân số trong đó do đặc thù về phong tục tập quán đối với phụ nữ dân tộc Thái phải búi tóc trên đỉnh đầu nên cần có loại mũ riêng để đảm bảo an toàn giao thông.
Về tình hình tai nạn giao thông tại Khu vực Tây bắc, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc Gia, ông Khuất Việt Hùng cho biết: Trong giai đoạn 2010 đến nay, khu vực Tây Bắc đã xảy ra 10.122 vụ tai nạn, làm chết 4.968 người, bị thương 10.906 người. So với cả nước, khu vực Tây Bắc chiếm 5,11% về số vụ; 8,6% về số người chết; 5,3% số người bị thương. So sánh với 15 tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc khu vực Tây Bắc chiếm 38,5% về số vụ; 34,6% số người chết và 41,8% số người bị thương. Có 2/6 tỉnh giảm số người chết vì TNGT liên tục trong giai đoạn là Hòa Bình và Yên Bái.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu là do hiểu biết pháp luật về TTATGT của người dân, đồng bào dân tộc khu vực nông thôn miền núi còn hạn chế. Các lỗi vi phạm phổ biến như: Lái xe sau khi đã uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy, chở quá số người quy định.
(Theo TPO)
Các tin khác
Chiều 31/10, tại quốc lộ 14, đoạn qua thuộc thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, xảy ra một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người tử vong tại chỗ, 4 người bị thương.
Đang lưu thông trên quốc lộ 1A, ôtô 4 chỗ bị xe tải từ phía sau tông mạnh khiến mất lái, chồm lên dải phân cách.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tìm kiếm, cứu nạn tàu Hoàng Phúc 18 bị chìm trên khu vực luồng Soài Rạp khi đến nay một số thuyền viên vẫn đang bị mất tích.
YBĐT - Họ là những nữ cảnh sát giao thông (CSGT) luôn hết mình, tận tụy với công việc. Tự hào mang sắc vàng cảnh phục, những nữ cảnh sát ấy đã vượt lên bao khó khăn của đời sống thường nhật, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công, cho dù những công việc đó, xưa nay ít khi dành cho nữ giới. Họ - những nữ CSGT được dân quý, dân yêu, lãnh đạo, đồng nghiệp tin tưởng, trân trọng như những "hoa nắng" mỗi ngày...