Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến rà soát, góp ý vào các dự thảo nghị định về thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/11/2024 | 1:44:41 PM

YênBái - Sáng 8/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì tại điểm cầu trụ sở Chính phủ.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Yên Bái

Tại điểm cầu Yên Bái, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Ngày 27/6/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. 

Để sớm triển khai việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, đảm bảo các văn bản được ban hành có hiệu lực thi hành cùng thời điểm của Luật, ngày 27/7/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định danh mục các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024. Đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên tuyến giao thông… 

Xuất phát từ cơ sở pháp lý, thực tiễn, việc nghiên cứu, xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hết sức cần thiết.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát kỹ các nội dung quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với các đối tượng dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông như: học sinh, sinh viên, người lao động, người già, người khuyết tật… 

Trong đó, lưu ý các nội dung quy định trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ sở giáo dục trong giáo dục quản lý học sinh sử dụng phương tiện xe máy, xe máy điện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, rà soát, bổ sung các nội dung quy định cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đảm bảo đầy đủ, liên thông đồng bộ với các cơ sở dữ liệu khác để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành giao thông vận tải và trật tự, an toàn giao thông, thuận tiện để người dân, doanh nghiệp tra cứu, thực hiện.

Các cơ quan, địa phương cần tập trung bổ sung các nội dung quy định về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, tiến tới giảm hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trực tiếp; làm rõ thêm cơ sở pháp lý, thực tiễn đối với phạm vi, đối tượng phải cấp phép phương tiện giao thông thông minh… 

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là chính sách rất lớn tác động đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân; tài sản của cơ quan, tổ chức; tác động đến kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Vì vậy, để triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần phải quy định cụ thể, trách nhiệm, biện pháp thi hành Luật của từng cơ quan quản lý nhà nước tại Nghị định nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, gắn với trách nhiệm đối với cơ quan được giao nhiệm vụ.

Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, thống nhất với các nội dung Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đồng thời, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Nghị định như: hình thức xử phạt bổ sung cần tăng nặng hơn trong trường hợp người điều khiển phương tiện mà vượt quá nồng độ cồn cho phép; khoản 14, điều 6: Quy định về trừ điểm trong giấy phép lái xe; cần chế tài xử lý mạnh hơn nữa đối với tổ chức kinh doanh trong vận chuyển nguồn hàng của xe quá khổ, quá tải; đề nghị bổ sung danh mục phương tiện giao thông thông minh theo tiêu chí phương tiện giao thông thông minh quy định tại khoản 3 Điều 34, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; nghiên cứu, tăng phân công, phân cấp, tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho các chức danh, nhất là thuộc cấp huyện, cấp xã, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong tình hình hiện nay…

Các ý kiến góp ý của các đại biểu đã được cơ quan chủ trì soạn thảo - Bộ Công an tiếp thu, giải trình đầy đủ; đồng thời, tiếp tục bổ sung, chỉnh lý, rà soát đánh giá, hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Anh Dũng

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn.

6 người chui xuống gầm máy kéo trú mưa. Lúc sau xe bất ngờ di chuyển, 4 người nhanh chóng rời gầm xe chạy ra ngoài nên thoát nạn, 2 người bị cán tử vong.

Vừa qua, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty cổ phần Khoáng sản công nghiệp Yên Bái (YBM) thuộc Khu Công nghiệp phía Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông cho trên 200 công nhân của Công ty.

Lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị đồng hành và tài trợ cắt băng bàn giao mô hình “Trường học an toàn” tại Trường THPT Lý Thường Kiệt.

Sáng 4/11, tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Phòng, chống thương vong Châu Á và Tập đoàn Boeing tổ chức bàn giao mô hình “Trường học an toàn” và tuyên truyền ATGT thuộc Dự án “Cải tạo ATGT khu vực trường học”.

Đáng chú ý, hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển được đề xuất tăng gấp 5 lần từ 4 - 6 triệu đồng với mức phạt cũ lên 28 - 30 triệu đồng.

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định xử phạt hành chính, dự kiến điều chỉnh tăng mức phạt với một số nhóm hành vi vi phạm giao thông. Việc tăng mức xử phạt là hoàn toàn cần thiết, nhằm nâng cao ý thức người điều khiển phương tiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục