Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hôm nay, ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 chính thức có hiệu lực. Nhân dịp này, phóng viên báo YBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Yên Bái về một số công việc mà tỉnh đã triển khai cũng như những nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực ATGT thời gian tới.

Luật GTĐB có rất nhiều điểm được bổ sung, sửa đổi và các điểm mới này sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các hoạt động GTĐB với mục tiêu đảm bảo TTATGT trên mọi tuyến đường.
Luật GTĐB có rất nhiều điểm được bổ sung, sửa đổi và các điểm mới này sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các hoạt động GTĐB với mục tiêu đảm bảo TTATGT trên mọi tuyến đường.

- Thưa đồng chí Trưởng ban ATGT tỉnh, xin đồng chí cho biết, những công việc tỉnh Yên Bái đã triển khai trước khi Luật Giao thông Đường bộ (GTĐB) năm 2008 có hiệu lực?

Thực hiện nhiệm vụ công tác ATGT năm 2009, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, ngay từ đầu năm, Ban ATGT tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm, kiểm điểm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2008, phê duyệt chương trình công tác, kế hoạch thực hiện năm 2009.

Ngày 16/6/2009, Ban ATGT tỉnh được kiện toàn để kịp thời thực hiện chương trình công tác năm 2009. Tỉnh đã ban hành 6 văn bản chỉ đạo đối với các cấp, các ngành về lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Đặc biệt, để Luật GTĐB 2008 đi vào cuộc sống, Ban ATGT tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, các cấp, các ngành thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật để nhân dân nắm được và thực hiện.

Trong công tác tuyên truyền chú trọng đến đặc thù của từng vùng (vùng cao, dân tộc thiểu số…) và địa bàn có quốc lộ, có nhiều phương tiện tham gia giao thông.

Các cấp, các ngành đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình, tiếp tục tổ chức triển khai tốt Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT”; ý thức của người dân khi tham gia giao thông đã được nâng lên một bước.

Sáu tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh, tình hình TTATGT có những chuyển biến tích cực, được kiềm chế trên cả ba mặt: số vụ, số người chết, số người bị thương. Cụ thể, trong năm tháng xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm 28 người chết, 19 người bị thương; so với cùng kỳ năm trước giảm 6% số vụ, giảm 9,2% số người chết.

- Xin đồng chí cho biết về những giải pháp để đưa Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống?

Luật GTĐB năm 2008 có rất nhiều điểm được bổ sung, sửa đổi và các điểm mới này sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các hoạt động GTĐB với mục tiêu đảm bảo TTATGT trên mọi tuyến đường. Trong đó, Luật siết chặt quy định nồng độ cồn trong máu, khí thở đối với người điều khiển phương tiện giao thông; quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy cũng phải đội mũ bảo hiểm.

Ngoài ra, Luật còn quy định người điều khiển xe bắt buộc phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quy định tuổi tối thiểu của người lái xe ô tô chở người (xe ô tô khách); siết chặt các quy định về hoạt động vận tải đường bộ đồng thời sửa đổi một số quy định về quy tắc GTĐB, về kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ. Đặc biệt, Luật quy định tăng thẩm quyền cho lực lượng công an, các quy định về việc huy động lực lượng cảnh sát và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông tham gia tuần tra kiểm soát, quy định lực lượng thanh tra giao thông được quyền dừng các phương tiện giao thông trong trường hợp cần thiết.

Theo quy định của Luật đã tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật GTĐB đối với lực lượng tuần tra kiểm soát ATGT; tăng mức xử phạt đối với các vi phạm ATGT nhằm bảo đảm hiệu lực của Luật và có sự răn đe, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm ATGT.

Để Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, trong tháng 6/2009, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch “Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật GTĐB năm 2009” được tổ chức ở cấp huyện, cấp tỉnh dưới hình thức sân khấu hóa với chủ đề “Nông dân với an toàn giao thông”. Ban ATGT tỉnh đã ban hành Kế hoạch “Tuyên truyền, phổ biến Luật GTĐB tỉnh Yên Bái năm 2009”; phân công cụ thể các ngành, các cấp chủ động xây dựng chương trình, nội dung, thời gian thực hiện nhằm trang bị kiến thức cơ bản về Luật GTĐB cho người tham gia giao thông, phổ biến các lỗi thường mắc để nâng cao ý thức và tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật, xóa bỏ thói quen tùy tiện, xây dựng “Văn hóa giao thông”, tiến tới môi trường an toàn khi tham gia giao thông.

Song song, tỉnh sẽ tiếp tục và thường xuyên chỉ đạo kịp thời công tác bảo đảm ATGT; yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Mặt khác, tỉnh chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác giữ gìn hành lang ATGT, đảm bảo đường thông hè thoáng; tăng cường kiểm định phương tiện, đào tạo, cấp phép lái xe, quản lý người lái đồng thời đẩy mạnh chương trình phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, tạo khí thế lôi cuốn mọi người tham gia công tác ATGT.

Cùng với các biện pháp trên, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự “ra tay” của chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, tin rằng, công tác bảo đảm TTATGT ở Yên Bái thêm khởi sắc và tiến bộ.

- Xin cảm ơn đồng chí! 

 P.V (Thực hiện)

Các tin khác
Đội mũ bảo hiểm cho bé để bảo đảm an toàn và vì tương lai con em chúng ta.

YBĐT - Từ ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi thay thế cho Luật Giao thông đường bộ năm 2001 bắt đầu có hiệu lực. Luật GTĐB sửa đổi gồm có 8 Chương với 89 điều, trong đó có 3 điều được giữ nguyên cả về kết cấu so với Luật GTĐB hiện hành (chiếm 3,37%), 68 điều được sửa đổi bổ sung (chiếm 76,4%) và 18 điều quy định mới (chiếm 20,23%).

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông ở thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Luật Giao thông đường bộ 2008, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2009 quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông là: 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở đối với người điều khiển mô tô, xe máy và bằng 0 đối với người điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng.

Sau ngày 1-7, người điều khiển xe đạp điện tham gia lưu thông không đội mũ bảo hiểm sẽ không bị xử phạt do chờ nghị định xử phạt mới.

Nghị định mới chưa ban hành nên sau ngày 1-7, có thể căn cứ nghị định 146 để xử phạt (?). Từ ngày 1-7, Luật giao thông đường bộ mới được sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Nhưng do nghị định xử phạt mới chưa được ban hành nên lực lượng chức năng vẫn sẽ phải căn cứ vào nghị định cũ để xử phạt.

YBĐT - Kể từ khi Nghị quyết 32 của Chính phủ ra đời quy định về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) đối với người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, đã 2 năm trôi qua, đa số người dân đã quen dần với việc đội MBH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục