Biểu hiện "Bệnh công thần" vẫn đang tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/10/2019 | 10:27:05 AM

Bệnh công thần, kiêu ngạo cộng sản là những thói hư tật xấu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã từng được Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ lâu.

Lúc sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng, khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu. Thế nhưng, vẫn có những người tự kiêu tự mãn, để những căn bệnh ấy không chỉ làm méo mó hình ảnh, nhân cách, vinh quang của chính họ mà còn tạo ra dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin, tình cảm của nhân dân.

Đề cập đến bệnh công thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là "cứu tinh" của dân, "công thần" của Đảng, rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng. 

Thật đáng buồn, đến giờ, biểu hiện của căn bệnh ấy vẫn đang tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong đó, có cả cán bộ đã kinh qua rèn luyện, cống hiến, lập nhiều chiến công nhưng đến lúc nghỉ hưu lại thiếu tỉnh táo, nói và viết trái với đường lối quan điểm của Đảng. Rồi tiếp xúc với nhiều đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí cả đối tượng phản động, bị chúng lợi dụng, kích động, dẫn đến phát tán nhiều thông tin xấu, việc làm sai trái, có hại cho đất nước, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận".

Bệnh công thần còn thể hiện ở sự hống hách, coi thường pháp luật trong đời sống hàng ngày. Năm 2017, xuất hiện clip ghi lại hình ảnh cảnh sát giao thông (CSGT) quận Bình Thủy, TP Cần Thơ yêu cầu một tài xế xe ô tô xuất trình giấy tờ để kiểm tra nhưng tài xế không chấp hành. Lúc này, người đàn ông ngồi trên xe liên tục dùng lời lẽ thô tục, tuyên bố có thể cách chức được cả giám đốc công an và nếu làm ông trễ họp thì chiến sĩ CSGT sẽ phải "nghỉ việc luôn". Người đàn ông sau đó được xác định là một vị trung tướng quân đội, nguyên Phó chính ủy một quân khu.

(Theo VTV)

Các tin khác
Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa

Những đối tượng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức rất rõ về sự ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của đất nước.

Chiếc huy hiệu gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Những ngày qua, dư luận xã hội, đặc biệt là cộng đồng mạng đã có một phen dậy sóng khi một ca sĩ mặc bộ đồ biểu diễn khá giống với trang phục sĩ quan ngụy, đặc biệt, trên ngực áo còn đeo rất nhiều huân chương, trong đó có cái giống với huy chương “biệt công bội tinh” của chính quyền ngụy ở Sài Gòn trao cho những nhân vật có công với chính quyền ngụy.

Cán bộ, đảng viên xã Nậm Mười giúp người dân thôn Làng Cò khai thác quế để hiến đất làm đường giao thông.

Những ngày tháng 5 này, cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đang nô nức thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Di chúc Bác Hồ. (Ảnh tư liệu)

Đã gần 60 năm, kể từ ngày đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc bất hủ vào thời điểm 9 - 10 giờ, thứ hai, ngày 10/5/1965. Đến nay, Di huấn vẹn nguyên tính thời sự mà Bác coi là tài liệu “Tuyệt đối bí mật” đã và đang được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân từng bước hiện thực hóa thông qua việc không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục