Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chỉ đạo, định hướng về nhiệm vụ công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Đi đôi khẳng định những thành tựu, kết quả trong việc hoàn thiện thể chế, đưa đất nước phát triển để ''Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém là những ''điểm nghẽn" làm cho sự phát triển chưa được như mong muốn, chưa khai thác, phát huy hết mọi khả năng, nguồn lực, ưu thế của đất nước và nhấn mạnh: Trong ba ''điểm nghẽn'' lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là ''điểm nghẽn'' của ''điểm nghẽn''.
Chưa rõ "đầu cua tai nheo" ra sao, vớ được câu nói này, lũ ''óc tôm'' đang kiếm ăn từ các xó xỉnh, bờ bụi bên xứ cờ hoa vội nhao lên ''gâu'' ầm ĩ, hí hửng hò hét, xuyên tạc,.. Thì ra, chúng lầm tưởng khái niệm ''thể chế'' mà Tổng Bí thư Tô Lâm nói đến là ''thể chế chính trị'' hay ''chế độ chính trị''.
Một lũ súc sinh chuyên ''ẳng'' thuê trên trang mạng Việt Tân từ kẻ bất nhân mạo danh "Lão Thất” đến mấy tên du côn ba láp "Phạm Hải”, "Nguyễn Thiện”… cùng tru lên: "Để thay đối "điểm nghẽn” thể chế, chính quyền cộng sản Việt Nam nên tuyên bố chấp nhận tự do dân chủ với đa nguyên đa đảng, bãi bỏ điều 4 Hiếp pháp, dân chúng được tự do ứng cử và bầu cử”, "Cách mạng màu là giải pháp nhanh nhất để loại bỏ "điểm nghẽn”, Hàn Quốc chỉ cần 27 năm để trở thành nước giàu mạnh, Việt Nam - XHCN mất 79 năm mới lờ mờ thấy "điểm nghẽn” làm nghèo đất nước”.v.v.. và mây mây…
Đám lưu manh chính trị khoác áo "dân chủ” với những bộ mặt… "nhẵn như đít Bụt”, từ Nguyễn Đình Cống, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang A, Nguyễn Khắc Mai, Lê Phú Khải…v.v. hùa nhau tung ra trang mạng phản động Tiếng Dân cái gọi là kiến nghị: "Quốc hội, chính phủ thực hiện đầy đủ điều 25 Hiến pháp 2013, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình trong khuôn khổ pháp luật; Điều 27 Hiến pháp khẳng định công dân có quyền tham gia ứng cử, bầu cử; tôn trọng cam kết quốc tế về quyền con người…”.
Rõ ràng chúng đang cố tình hướng lái, xuyên tạc khái niệm "thể chế” mà Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập sang vấn đề thể chế chính trị, chế độ chính trị để đòi xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là "Lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội” như Hiến pháp 2013 quy định. Âm mưu không mới, thủ đoạn cũ rích, nhưng lũ "óc tôm” cố làm ầm ĩ hòng lừa bịp một vài người thiếu hiểu biết bởi chúng tưởng có nhiều người mang bộ "óc tôm” luôn để lẫn với chất thải trên đầu như chúng, nhưng chúng đã lầm.
Người ta dễ dàng tìm ra định nghĩa về "thể chế” từ Google: "Thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ, buộc mọi người phải tuân theo, đó còn là cơ chế, hệ thống các quy định pháp luật, các chính sách” hoặc "Thể chế tức là hệ thống pháp chế của chế độ để vận hành xã hội; đó có thể chỉ là vấn đề tổ chức, cơ cấu tổ chức”. Điều Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là: "Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện này là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là "điểm nghẽn” của "điểm nghẽn”.
Vấn đề này không mới bởi tại Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng đã đề ra "3 đột phá chiến lược”, đó là: "đột phá chiến lược hoàn thiện thể chế, đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại”. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trong thực hiện "3 đột phá chiến lược” nên đã đưa đất nước phát triển được như ngày nay.
Những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được là rất to lớn, toàn diện, nhưng chúng ta không thể hài lòng thỏa mãn bởi dư địa để phát triển còn rất lớn, nếu thực hiện tốt hơn "3 đột phá chiến lược” sẽ còn giành được thắng lợi to lớn hơn nữa. Chính vì vậy mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, phần lớn do chủ quan, đó là: "Chất lượng xây dựng pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát lãng phí các nguồn lực; Chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân.
Thủ tục hành chính còn rườm rà, dịch vụ công trực tuyến tuy được cải tiến nhưng chưa thuận tiện, thông suốt, tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu, phân cấp, phân quyền chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm; sắp xếp bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ”.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng cảnh báo: "Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật để tác động, hướng lái thậm chí chống phá, xác định đây là con đường "ngắn nhất”, "nhanh nhất” để chuyển hóa chính trị của Việt Nam. Các loại tội phạm, các nhóm lợi ích cũng tìm mọi cách tác động nhằm trục lợi”.
Từ những hạn chế, tồn tại trên, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị: "Quốc hội chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý của Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, tư duy quản lý cứng nhắc; dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”. Các quy định của luật phải vừa mang tính ổn định, có giá trị lâu dài. Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề mang tính nguyên tắc… Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các nghị định và thông tư…
Bám trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, chủ động phát hiện, tháo gỡ những "điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm: "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Tập trung kiểm soát trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, "lợi ích nhóm”.
Chủ động tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới (nhất là những vấn đề liên quan cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá cho phá triển đất nước những năm tiếp theo”.
Vấn đề tiếp tục hoàn thiện thể chế để mở đường cho sức sản xuất phát triển, khơi dậy, huy động mọi tiềm năng, nguồn lực tập trung phát triển đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm, được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra rất rõ ràng, rành mạch, không thể bóp méo, xuyên tạc, nhưng với bản chất phản động, đê tiện, nói lấy được, bất chấp sự thật, đạo lý, lẽ phải, Việt Tân và lũ "óc tôm” đã vẽ ra trên mạng xã hội, nhất là các trang mạng chống cộng những thông tin, bình luận vừa ngu vừa láo nhằm chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Nhưng chúng càng điên cuồng chống phá, càng cho thấy sự tuyệt vọng, bất lực của chúng trước những bước tiến mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tiếng "gâu” lạc lõng từ những cái đầu bệnh hoạn của Việt Tân và lũ dân chủ cuội thật thảm hại. Đúng là "chó ngu cắn mặt trăng”!
Nhất Tâm