WHO kêu gọi tăng cường nghiên cứu ca mắc COVID-19 không có biểu hiện

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/6/2020 | 2:24:37 PM

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cần nghiên cứu kỹ hơn để hiểu rõ mức độ lây nhiễm không có biểu hiện mắc bệnh COVID-19.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc báo sau hội nghị quốc tế về nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19, tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 12/1/2020.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc báo sau hội nghị quốc tế về nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19, tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 12/1/2020.

Ngày 11/6, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cần tiến hành thêm các cuộc nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mức độ lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19  từ những người không có biểu hiện triệu chứng mắc bệnh.

Phát biểu từ Geneva, Thụy Sĩ, trong cuộc họp báo trực tuyến, ông Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: "Kể từ đầu tháng Hai, chúng tôi đã nói rằng những người không có biểu hiện triệu chứng mắc COVID-19 có thể truyền bệnh, song chúng tôi cần nghiên cứu kỹ hơn để hiểu rõ mức độ lây nhiễm không có biểu hiện mắc bệnh này."

Theo người đứng đầu WHO, thế giới đang ngày một hiểu biết hơn về virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, song vẫn còn nhiều điều chưa được biết tới.

Ông nhấn mạnh biện pháp bách nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây lan là phát hiện, cách ly và tiến hành xét nghiệm đối với những người có triệu chứng mắc bệnh, truy dấu và cô lập những đối tượng có tiếp xúc với họ.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nhận định rằng dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực trên thế giới.

Theo ông Ryan, tại châu Âu, mối đe dọa đến từ hoạt động đi lại, mở cửa trường học, tụ tập đông người, giám sát và truy dấu tiếp xúc.

Trong khi đó, ở các nước Đông Nam Á, nơi mức độ lây nhiễm đang trong tầm kiểm soát, chính phủ các nước ngày càng lo ngại về việc xuất hiện trở lại các ổ dịch.

Ở Nam Mỹ, vấn đề bảo hộ cho nhân viên y tế vẫn đáng lo ngại. Còn ở châu Phi, theo ông Ryan, tỷ lệ tử vong do COVID-19 rất thấp trong tuần qua, song hệ thống y tế các nước ở châu Phi có nguy cơ bị quá tải do sẽ phải đương đầu với các bệnh khác như sốt rét.

Hôm 9/6, Tiến sỹ Maria Van Kerkhove - chuyên gia của WHO, cũng đã đính chính quan điểm cho rằng khả năng người mắc COVID-19 không triệu chứng lây nhiễm cho người khác là "rất hiếm.”

Bà Van Kerkhove cho biết nhận định này chỉ dựa trên 2 hoặc 3 nghiên cứu và việc khẳng định rất ít khả năng người mắc COVID-19 không triệu chứng lây nhiễm cho người khác là một sự hiểu lầm.

Các nhà nghiên cứu của Viện Y tế Toàn cầu Harvard nhấn mạnh rằng có nhiều bằng chứng cho thấy những người mắc COVID-19 không có triệu chứng vẫn có thể và dễ dàng lây lan virus SARS-CoV-2.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Bộ trưởng Bộ Y tế Bulgaria Kiril Ananiev.

Bộ trưởng Bộ Y tế Bulgaria Kiril Ananiev ngày 10/6 cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ được kéo dài đến hết tháng 6 để phòng chống dịch Covid-19.

Hôm qua, Cơ quan Khoa học Y tế Singapore đã chấp thuận cấp phép có điều kiện đối với thuốc kháng virus Remdesivir, vào điều trị cho bệnh nhân mắc virus SARS-CoV-2.

Tính đến 6h ngày 11-6, toàn thế giới có 7.440.968 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 417.981 trường hợp tử vong và 3.722.069 bệnh nhân đã hồi phục.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về việc triển khai Kết luận số 77-KL/TW ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục