Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về việc tiêm vaccine cho trẻ

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2023 | 2:34:39 PM

Trẻ mắc các bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng thuộc nhóm trì hoãn tiêm vaccine song không hoãn tiêm với trẻ có bệnh nhẹ (ho, sổ mũi, tiêu chảy mức độ nhẹ... và không sốt), bú tốt, ăn tốt.

Trẻ mắc bệnh nhẹ (ho, sổ mũi, tiêu chảy mức độ nhẹ... và không sốt), bú tốt, ăn tốt không thuộc nhóm trì hoãn tiêm vaccine (Ảnh minh họa)
Trẻ mắc bệnh nhẹ (ho, sổ mũi, tiêu chảy mức độ nhẹ... và không sốt), bú tốt, ăn tốt không thuộc nhóm trì hoãn tiêm vaccine (Ảnh minh họa)

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm đối với trẻ em. Hướng dẫn này bao gồm các phần thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ trên 1 tháng và trẻ sơ sinh để xem trẻ chống chỉ định tiêm, đủ tiêu chuẩn tiêm hay tạm hoãn tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng…

Cụ thể: 

Với trẻ từ một tháng tuổi trở lên, các trường hợp chống chỉ định tiêm gồm: 

- Có tiền sử phản vệ độ 3 trở lên sau tiêm vaccine lần trước (có cùng thành phần).

- Trường hợp có tiền sử lồng ruột: Chống chỉ định với vaccine Rota.

- Trường hợp mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Chống chỉ định với vaccine OPV.

- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Các trường hợp hoãn tiêm gồm:

- Có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm vaccine lần trước (có cùng thành phần): chuyển khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện.

- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...): Tiêm khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng: Tiêm khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Sốt ≥ 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ (đo nhiệt độ tại nách): Tiêm khi thân nhiệt của trẻ ổn định.

- Suy giảm miễn dịch: Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng thì tạm hoãn tiêm các vaccine sống giảm độc lực và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm khi trẻ được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vaccine bại liệt uống (OPV). 

- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): Tạm hoãn tiêm vaccine sống giảm độc lực. Tiêm cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.

- Trẻ đang điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid toàn thân (uống/ tiêm) với liều cao, hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: Tạm hoãn tiêm vaccine  sống giảm độc lực. Tiêm cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày.

- Trẻ có cân nặng dưới 2kg: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ từ 2kg trở lên thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.

- Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine (ví dụ: lần đầu không sưng tấy, lần sau viêm sưng tấy lan tỏa tại vị trí tiêm...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm khi tình trạng bệnh của trẻ ổn định.

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Với trẻ dưới 1 tháng tuổi, Bộ Y tế lưu ý khi thăm khám sàng lọc, cần chú ý đến tuần tuổi thai khi đẻ, tuổi thai hiệu chỉnh, cân nặng, các chức năng cơ quan, bệnh lý cấp tính, các nghi ngờ bệnh suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm HIV... 

Các trường hợp chống chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Các trường hợp tạm hoãn gồm:

- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...): Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng: Tiêm khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Sốt ≥ 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách): Tiêm khi thân nhiệt của trẻ ổn định.

- Trẻ có cân nặng < 2kg: Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện.

- Nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng vaccine phòng lao (BCG) và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi trẻ suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng. 

Chỉ định vaccine bại liệt bất hoạt dạng tiêm (IPV) thay thế vaccine bại liệt sống giảm độc lực dạng uống (OPV). 

- Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần: Tạm hoãn tiêm vaccine phòng lao (BCG). Tiêm khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh).

- Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần: Nếu mẹ có HBsAg (-) tạm hoãn tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh, tiêm khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh). Nếu mẹ có HBsAg (+) hoặc mẹ không xét nghiệm chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong tuổi sơ sinh (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): Tạm hoãn tiêm vaccine sống giảm độc lực. Tiêm cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.

- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định: Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện.

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Bộ Y tế cũng lưu ý các trường hợp mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng thuộc nhóm trì hoãn tiêm song không hoãn tiêm vaccine với trẻ có bệnh nhẹ (ho, sổ mũi, tiêu chảy mức độ nhẹ... và không sốt), bú tốt, ăn tốt. 

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Mô hình in 3D đã giúp ê-kíp tìm và phẫu thuật chính xác, giảm thiểu tổn thương cho người bệnh.

“Cả đời làm về xương, mỗi năm mổ cả trăm ca ung thư nhưng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp ung thư sụn, tàng hình với chụp X-quang. Khối u như tảng đá khổng lồ, giống như một bào thai trong ổ bụng nhưng thò một chân ra ngoài, dính vào khung chậu”, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng chia sẻ về ca phẫu thuật ung thư xương khổng lồ chưa từng gặp trong y văn.

Chuyên gia sản khoa khám cho thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương - địa điểm sàng lọc trước sinh, sơ sinh hàng đầu.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành đảm bảo nguồn lực để sàng lọc trước sinh và sơ sinh 9 bệnh, tật bẩm sinh...

Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra, giám sát VSATTP tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn.

Chuẩn bị Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2023, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai nhiều hoạt động, trong đó có công tác y tế để đảm bảo an toàn cho Lễ hội.

Các nhà trường cần tăng cường hướng dẫn cách vệ sinh cá nhân, phòng bệnh đau mắt đỏ cho các em học sinh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ban hành công văn về việc tăng cường phòng chống bệnh đau mắt đỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục