Xác định kiểu gene B5 của EV 71 gây bệnh nặng tay chân miệng

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/6/2023 | 10:17:00 AM

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em tại ba bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM là B5 - kiểu gene (subgenotype) của vi rút Enterovirus 71 (EV 71).

Một bé mắc tay chân miệng nguy kịch, phải thở máy tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố vào ngày 1-6
Một bé mắc tay chân miệng nguy kịch, phải thở máy tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố vào ngày 1-6

Đây là thông tin Sở Y tế TP.HCM cho biết tối 5-6. Kết quả giải trình tự gene này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU).

Theo đó, B5 là kiểu gene (subgenotype) của vi rút Enterovirus 71 (EV 71). Chúng là tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em vừa được phát hiện trở lại qua các trường hợp nặng tại ba bệnh viện nhi đồng của TP.

Đặc biệt, cả sáu mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đều có kết quả PCR dương tính với EV 71 và đều có kiểu gene B5.

Được biết kiểu gene B5 của EV 71 lần đầu tiên được tìm thấy ở Đài Loan, Trung Quốc vào năm 2007 và tại TP.HCM vào năm 2015, 2018.

Theo số liệu giám sát dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), số trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây.

Cụ thể, số ca bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng từ tuần 19 đến tuần 22 (từ ngày 8-5 đến 4-6). Theo đó, số ca mắc bệnh tay chân miệng trong tuần 22 cao gấp hơn 2 lần số ca trong tuần 19.

Ngoài bệnh tay chân miệng, thành phố còn đối diện với bệnh sốt xuất huyết. Theo quy luật diễn tiến dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm tại thành phố, mùa cao điểm của bệnh sẽ bắt đầu từ khoảng giữa tháng 6 và dự kiến kéo dài đến hết tháng 10.

Trong hai tuần qua, tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát của HCDC về hoạt động phòng chống dịch tại các phường xã, đã có 20 điểm nguy cơ trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỉ lệ trên 50%.

Sở Y tế TP đánh giá tỉ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi TP bước vào mùa mưa, nếu từng địa phương và mỗi hộ gia đình không quyết liệt diệt muỗi, diệt lăng quăng để kiểm soát dịch.

HCDC cũng nhận định những tháng sắp tới TP.HCM đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch rất lớn nếu không chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp kiểm soát cả hai bệnh này ngay từ bây giờ.

Ngành Y tế khuyến cáo, đối với mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện những hành vi phòng bệnh cho bản thân và gia đình như: rửa tay bằng xà phòng, truy tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng.

Ngoài ra, gia đình có trẻ dưới 5 tuổi cần thường xuyên vệ sinh khử khuẩn bề mặt và đồ chơi của trẻ. Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.

(Theo TTO)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục