Bộ Y tế đề xuất quỹ bảo hiểm y tế chi trả khám, sàng lọc một số bệnh ung thư

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/9/2023 | 9:18:42 AM

Bộ Y tế vừa có đề xuất quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả phí khám, sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, ung thư vú cùng một số bệnh khác, giúp giảm gánh nặng chi phí điều trị.

Người dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Người dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Đề xuất trên được Ths Trần Thị Trang, Quyền Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế đưa ra tại Hội thảo Đề xuất xây dựng phạm vi quyền lợi BHYT về vấn đề chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh trong dự án luật BHYT sửa đổi diễn ra chiều 8-9.

Cụ thể, đề xuất quỹ BHYT chi trả phí khám, sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C…

"Việc chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh sẽ giúp giảm các chi phí y tế, điều trị sau này, giúp phòng tránh được nhiều bệnh lý phát triển nặng, điều trị tốn kém như ung thư, đột quỵ, bệnh lý về tim mạch…” - bà Trang phân tích.

Lấy ví dụ đối với trường hợp người bệnh cần điều trị nội trú do các bệnh như ung thư, tim mạch, chi phí phải trả cho thuốc, kháng sinh, đặt stent cao, gây chi phí rất lớn cho quỹ BHYT.

Hoặc kỹ thuật sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện lần đầu vào năm 30 tuổi, sau đó 5-10 năm mới làm tiếp lần 2, tần suất thực hiện thấp, chi phí vài trăm nghìn đồng. Trong khi đó, chi phí điều trị bệnh, nhất là ở giai đoạn muộn cao hơn rất nhiều lần.

Tương tự, bệnh tăng huyết áp nếu được phát hiện sớm, điều trị ngay từ cơ sở sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm, điều trị tốn kém.

Bà Trang cũng cho biết hiện nay tỷ lệ chi từ túi của người dân vẫn còn cao, chiếm đến 43% tổng chi tiêu y tế.

Do vậy, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị từ đầu thì có thể giảm tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tăng nặng của bệnh, giảm chi tiền túi người bệnh và từ quỹ BHYT.

Bên cạnh đó, các kỹ thuật sàng lọc, chẩn đoán những bệnh trên cũng có thể được thực hiện tại y tế cơ sở tuyến xã, huyện bởi đều là những kỹ thuật không khó. Từ đó, giúp mở rộng phạm vi dịch vụ BHYT chi trả cho y tế cơ sở.

Trước những lo ngại khi áp dụng đề xuất trên, đại diện Vụ BHYT cho biết đề xuất được dựa trên nghiên cứu về kinh tế y tế, chi phí hiệu quả. Nhiều nước trên thế giới đã làm và cho thấy hiệu quả.

Theo TS Nguyễn Khánh Phương, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế, nghiên cứu ban đầu đánh giá tác động về kinh tế của việc sàng lọc tăng huyết áp đã cho thấy chi phí phát sinh do sàng lọc tăng từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, và bắt đầu giảm từ năm thứ 5 do đối tượng đích giảm.

Đến năm thứ 10, ước tính ngân sách tiết kiệm được hơn 7.700 tỷ đồng đối với căn bệnh này.

Ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam, đánh giá cao lợi ích khi quỹ BHYT chi trả cho sàng lọc, phát hiện sớm một số bệnh.

"Nếu quỹ BHYT chi trả chi phí cho việc sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh, thì phải xem xét mức đóng BHYT cho phù hợp” - ông Phúc nói thêm.

Bà Trang cho biết thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Luật BHYT sửa đổi. Dự kiến sẽ điều chỉnh theo 5 nhóm chính sách lớn, trong đó, nhóm chính sách về "Mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT” nhận được nhiều sự quan tâm.

Theo quy định của Luật BHYT hiện hành, một số dịch vụ y tế thuộc phạm vi về khám chữa bệnh nhưng quỹ BHYT không chi trả như các dịch vụ khám sàng lọc, điều trị sớm bệnh tật, điều trị tật khúc xạ, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, vật tư hỗ trợ sử dụng trong phục hồi chức năng... Mặc dù đã có nhiều bằng chứng về hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Theo thống kê, trong năm 2022 quỹ chi trả 110.000 tỷ đồng cho khám chữa bệnh bằng BHYT. Con số này ước tính năm 2023 là khoảng 120.000 tỷ, trong đó ước tính chi phí cho các bệnh ung thư chiếm khoảng 10%.

(Theo PLO)

Các tin khác
Một trường hợp được ghép tạng từ người hiến tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Không chỉ lợi dụng công nghệ để chiếm đoạt tài sản của người dân, tội phạm trên không gian mạng đang hướng tới những người có tấm lòng thiện nguyện muốn hiến tạng cứu người nhưng không rành công nghệ thông tin nhằm mục đích lừa đảo. Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo, hoạt động đăng ký hiến ghép mô tạng có thể đang bị kẻ gian lợi dụng vì mục đích xấu.

Ảnh minh họa

Lô thuốc viên nén bao phim PymeRoxitil (Roxithromycin 150mg) vừa bị Bộ Y tế thông báo thu hồi toàn quốc vì vi phạm mức độ 2, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên cùng cộng sự là BS.CKI Phan Trường Nam của khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu Thận học Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM thực hiện nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc cho bệnh nhân nam (65 tuổi, TP.HCM) bị ung thư tuyến tiền liệt.

Sáng 8/9, tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Tiết niệu ASEAN đại diện Ban tổ chức thực hiện nghi thức đánh cồng khai mạc Hội nghị Tiết niệu Đông Nam Á - FAUA 2023.

Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc theo dõi bệnh nhân nghi mắc bệnh bạch hầu

Dịch bạch hầu, nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trong thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đang tái xuất hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục