Ai có nguy cơ cao mắc căn bệnh bạch hầu?

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/7/2024 | 4:57:02 PM

Các chuyên gia khuyến cáo, bạch hầu là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và có thể gây thành dịch.

Bệnh bạch hầu là gì?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Thời gian ủ bệnh bạch hầu thường từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến. Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. 

Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác.

Những ai có nguy cơ cao mắc bạch hầu?

Theo các chuyên gia, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bạch hầu. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Cụ thể: Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao; trẻ em và người lớn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó, những người đi du lịch đến vùng dịch tễ; những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh; trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch; những người suy giảm miễn dịch… rất dễ mắc bạch hầu và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh cao.

Biểu hiện của bệnh bạch hầu

Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, ban đầu người nhiễm bệnh sẽ bị sốt nhẹ, đau đầu, viêm họng nhẹ, ho. Bệnh diễn biến tiến triển nhanh khiến bệnh nhân khó thở, đau họng tăng dẫn tới chán ăn, sổ mũi, hơi thở hôi.

Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan người bệnh xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Lớp màu trắng mọc thành từng mảng lớn, dai và dính, khi bóc màng ra gây chảy máu, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, biến chứng thường gặp nhất ở bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao. 

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng liệt màn khẩu cái (màn hầu), biến chứng này thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh; hoặc liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp.

Với phụ nữ mang thai, bệnh có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh đối với thai phụ là khoảng 50%; 1/3 trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạch hầu là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ tử vong của bệnh thường vào khoảng 5% – 10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. 

Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm chủng vaccine đầy đủ, đến bệnh viện điều trị ngay khi có những triệu chứng bệnh, để tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Hiện nay tại Việt Nam không có vaccine đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vaccine phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.

Lịch tiêm chủng vaccine bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng như sau:

Mũi thứ 1: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi thứ 2: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib sau mũi thứ nhất 1 tháng.

Mũi thứ 3: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib sau mũi thứ hai 1 tháng.

Mũi thứ 4: Tiêm vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.

(Theo GĐXH)

Các tin khác
Để phòng chống bệnh bạch hầu biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh (ảnh minh họa).

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị ngành y tế Bắc Giang, Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh bạch hầu, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần...

Bác sĩ nội trú Trần Thanh An, Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (người thứ 2, trái sang) trong một ca phẫu thuật nội soi.

Ngành y tế Yên Bái tập trung thu hút tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại các cơ sở y tế công lập như: thu hút thầy thuốc trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ đa khoa tốt nghiệp loại giỏi, bác sĩ nội trú; cử cán bộ tại chỗ đi đào tạo dài hạn, đào tạo nâng cao, chuyển giao kỹ thuật cao và chuyên sâu.

Các mẫu thuốc lá điện tử với hình thức như các trò chơi, hộp sữa mà trẻ em yêu thích.

Tình trạng nhập viện do sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử gia tăng gần đây. Đa số là bệnh nhân trẻ ngộ độc cấp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 100 ca ngộ độc thuốc lá điện tử.

Trẻ em trên địa bàn thành phố Yên Bái được khám sức khỏe định kỳ, cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sự phát triển.

Năm 2018, thực hiện Quyết định số 1437 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025, UBND tỉnh Yên Bái ban hành và triển khai Kế hoạch số 234 ngày 28/12/2018 về thực hiện Đề án trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục