Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân tiếp tục đeo khẩu trang trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng vọt.
|
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc.
|
Trước đó, hồi tháng 5, Hàn Quốc đã bãi bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, kể cả trong các bệnh viện, vốn được áp dụng từ khi đại dịch hoành hành.
Cụ thể, ngày 15/8, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đã ban hành khuyến nghị đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Theo khuyến nghị, việc đeo khẩu trang ở những khu vực đông người trong nhà sẽ giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ bệnh nặng gồm người lớn tuổi và những người có bệnh lý nền. KDCA cũng lưu ý nhân viên tại các cơ sở y tế và những người đến các cơ sở có nguy cơ lây nhiễm cao khác nên đeo khẩu trang. Người lao động nếu có biểu hiện bệnh đường hô hấp nên tạm thời nghỉ làm để theo dõi.
Khuyến nghị được KDCA đưa ra trong bối cảnh số lượng bệnh nhân COVID-19 tại Hàn Quốc đang tăng nhanh chóng. Cơ quan này ước tính số người nhập viện vì COVID-19 tại 220 bệnh viện được chỉ định trên cả nước sẽ lên đến 1.357 ca vào tuần thứ hai của tháng 8, tăng mạnh so với mức 226 ca vào tuần thứ ba của tháng 7. Dữ liệu ước tính mới được KDCA công bố cũng là con số cao nhất kể từ khi Chính phủ Hàn Quốc chuyển sang coi COVID-19 là bệnh lưu hành từ hồi tháng 5.
Tuổi tác dường như là yếu tố chính thúc đẩy tỷ lệ nhiễm virus và mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh. Hơn 69% trong số các ca mắc được xác nhận ở Hàn Quốc là người có độ tuổi 65 trở lên, tiếp theo là những người từ 50 đến 64 tuổi (18,2%). Các quan chức dự đoán con số này có thể sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới khi sinh viên và nhiều người lao động quay trở lại làm việc thường xuyên sau kỳ nghỉ Hè, thường kéo dài từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8.
Để giảm thiểu nguy cơ với các học sinh, Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ khuyến cáo phụ huynh trên toàn quốc không cho con đến trường nếu con có biểu hiện triệu chứng của COVID-19. Bộ này cũng có kế hoạch triển khai các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh về các bệnh truyền nhiễm và cách phòng/tránh nguy cơ lây nhiễm.
Hiện các cơ quan y tế Hàn Quốc tiếp tục kêu gọi thận trọng đối phó với làn sóng COVID-19 mới nhất nhưng chưa ban hành các quy định nghiêm ngặt như đeo khẩu trang toàn dân hay cách ly. Sau cuộc họp với các sở ban ngành và cơ quan chính phủ khác ngày 14/8, Ủy viên KDCA Jee Young-mee cho biết biến thể KP.3 mới là động cơ chính thúc đẩy làn sóng COVID-19 hiện nay, với tỷ lệ tử vong khoảng 0,05% và mức độ nghiêm trọng "không cần phải báo động". Bà Jee lưu ý rằng trước mắt,
KDCA sẽ tập trung nguồn lực, trong đó có thuốc men và vaccine, để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.
Theo số liệu mới nhất, KP.3 là biến thể phụ của Omicron, chiếm gần 50% các ca mới ở Hàn Quốc. KDCA sẽ tiến hành chương trình tiêm chủng hàng loạt vào tháng 10 bằng các loại vaccine được biết là có hiệu quả đối với KP.3 và các biến thể khác.
(Theo Báo Tin tức)
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là bệnh viện đầu tiên ở miền Bắc áp dụng thành công phần mềm đo phân suất dự trữ lưu lượng vành (vFFR) không xâm lấn.
Trung tâm Đánh giá thuốc của Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc vừa chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I đối với loại thuốc tiêm mới, là vaccine công nghệ mRNA để điều trị khối u dương tính với virus Epstein-Barr.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 16 tuổi (Vĩnh Phúc) trong tình trạng yếu 2 chi trên, liệt 2 chi dưới, không đi lại được sau khi sử dụng 15 quả bóng cười.
Cơ quan y tế của Liên minh châu Phi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng về một đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) trên lục địa này, đặc biệt là ở Cộng hòa Dân chủ Congo.