Ngày 16/8, một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản thông báo đã phát triển các tế bào miễn dịch bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi có nguồn gốc từ con người để điều trị các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới.
|
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh minh họa
|
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các thành viên từ Đại học Kyoto, Đại học Y khoa Fujita, Đại học Osaka và Trung tâm quốc gia về sức khỏe và phát triển trẻ em, có kế hoạch tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong 3 năm, trên những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do hóa trị và đang phải chịu các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19.
Nhóm đã tạo ra các "tế bào T sát thủ” tấn công các tế bào bị nhiễm virus. Các tế bào này được phát triển theo cách làm giảm nguy cơ bị bệnh nhân đào thải và mang các gene có chức năng "cảm biến” phát hiện các protein đặc trưng của virus SARS-CoV-2 mới. Khi các tế bào đã phát triển được nuôi cùng với các tế bào bị nhiễm mới, khoảng 90% các tế bào virus đã chết sau 12 giờ.
Giáo sư Hiroshi Kawamoto của Đại học Kyoto, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết phương pháp điều trị mới này sẽ có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch vì các tế bào đã phát triển sẽ tấn công trực tiếp các tế bào bị nhiễm bệnh. Nhóm nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 16/8, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết có kế hoạch cung cấp thuốc điều trị cho 260.000 bệnh nhân COVID-19, trong bối cảnh nước này chứng kiến sự gia tăng các ca bệnh trong mùa Hè này. Cụ thể, KDCA sẽ cung cấp thuốc điều trị trên toàn quốc vào cuối tháng này và sẽ bắt đầu tiêm vaccine có hiệu quả phòng biến thể KP.3, một biến thể phụ Omicron chiếm 45,5% các trường hợp nhiễm bệnh ở Hàn Quốc vào tháng trước.
Theo thống kê, số ca nhập viện đã lên tới 1.357 ca tính đến tuần thứ hai của tháng 8, đánh dấu mức cao nhất trong năm nay. Tuy nhiên, KDCA cho biết làn sóng COVID-19 hiện tại không có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ ca nguy kịch hoặc tử vong so với các làn sóng trước, hiện vẫn ở mức 0,1% kể từ năm 2022 - tương tự hoặc thấp hơn tỷ lệ của bệnh cúm mùa.
(Theo Báo Tin tức)
Bữa sáng là bữa quan trọng trong ngày, nên ăn gì vào bữa sáng để đem lại lợi ích cho cơ thể là thắc mắc của nhiều người.
Trong gần 900 loại thuốc vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thì danh mục thuốc biệt dược gốc có 30 loại, danh mục thuốc sản xuất trong nước gần 400 loại, còn lại là thuốc nước ngoài. Các sản phẩm thuốc này khá đa dạng về nhóm tác dụng dược lý gồm thuốc điều trị tim mạch, tăng huyết áp, điều trị ung thư...
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận ca mắc chủng mới của bệnh đậu mùa khỉ ở Thuỵ Điển và khẳng định ca bệnh liên quan đến đợt bùng phát ở châu Phi. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy dịch bệnh đang lan ra khỏi lục địa đen, sau khi WHO tuyên bố dịch bệnh này là tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân tiếp tục đeo khẩu trang trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng vọt.