Ngưng tim 2 lần do dùng thuốc ''gia truyền'' mua trên mạng

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2024 | 8:48:20 AM

Ngày 21/8, Bệnh viện Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, sau 2 tuần điều trị tích cực, ông N.V.T (43 tuổi, ở thành phố Vũng Tàu) trước đó bị biến chứng, ngưng tim 2 lần do sử dụng thuốc “gia truyền” mua trên mạng đã được các bác sỹ cứu sống.

Ông N.V.T tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện.
Ông N.V.T tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện.

Ông N.V.T mắc bệnh tiểu đường, đã thăm khám tại bệnh viện và được bác sỹ chỉ định chích thuốc tiểu đường. Tuy nhiên, ông T không tuân thủ phác đồ điều trị và nghe theo quảng cáo nên mua thuốc trị tiểu đường "gia truyền” trên mạng về uống. Đến tối 8/8, ông T có biểu hiện đau bụng, nôn ói. Sáng 9/8, ông bị đau bụng dữ dội và được người nhà đưa vào Bệnh viện Vũng Tàu cấp cứu.

Tại bệnh viện, trong thời gian làm xét nghiệm máu nhập viện, ông T đột ngột ngưng tim, được hồi sức tim thành công và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Tại đây, ông T tiếp tục ngưng tim lần 2 và được hồi sức thành công. Theo các y, bác sỹ, trong thành phần thuốc "gia truyền” trên nghi có chất Phenformin.

Bác sỹ Văn Viết Thắng, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết, Phenformin là chất bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Việc sử dụng thuốc có thành phần Phenformin ban đầu sẽ làm bệnh nhân hạ đường huyết. Tuy nhiên, Phenformin hay gây biến chứng và thường là các biến chứng nặng nề, khả năng tử vong rất cao nếu bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế có các điều kiện về hồi sức tích cực chuyên sâu.

Sau 2 tuần điều trị, chăm sóc tích cực, lọc máu, thở máy, sử dụng thuốc hỗ trợ tim mạch, sức khỏe ông N.V.T đã dần ổn định. Đến nay, ông được rút nội khí quản, cai máy thành công, ngưng sử dụng thuốc hỗ trợ tim mạch và đang tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa.

Thạc sỹ, bác sỹ Vũ Thị Phương Nga, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết thêm, việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm. Khi vào cơ thể, thuốc được đào thải qua gan và thận. Nếu thuốc có những thành phần độc hại sẽ làm tổn thương gan, thận, nguy hiểm tính mạng. Do đó, người dân tuyệt đối không được tự ý sử dụng các bài thuốc trôi nổi trên thị trường.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Cán bộ Phòng Y tế Trấn Yên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại một trường học.

Thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, cuối năm 2022, tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện Đề án Giải thể phòng y tế các huyện, thị, thành phố, sáp nhập vào văn phòng UBND cùng cấp. Kể từ thời điểm đó, chức năng tham mưu cho UBND cấp huyện về quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế là nhiệm vụ của văn phòng UBND cấp huyện. Tuy nhiên, theo thời gian, việc sát nhập đã nảy sinh những bất cập.

Dư luận bức xúc về hành vi ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện K, Bộ Y tế vào cuộc

Chiều 21-8, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn số 1363/KCB-VP gửi Giám đốc Bệnh viện K về việc tăng cường quản lý công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi.

Ngày 20/8, Bộ Y tế Argentina thông báo đã kích hoạt tình trạng khẩn cấp sau khi phát hiện một thủy thủ trên tàu vận tải Ina-Lotte mang cờ Liberia đến từ Brazil có triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ (mpox).

Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) cho biết, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và các quốc gia thành viên khác sẽ bắt đầu tiêm vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ trong vài ngày tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục