Yên Bái: Ấm áp sẻ chia nghĩa tình

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/10/2024 | 8:28:24 AM

YênBái - Những ngày qua, các đơn vị y tế các tỉnh, thành trên cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ sát cánh cùng ngành y tế Yên Bái phòng, chống dịch bệnh, khôi phục hệ thống y tế cơ sở sau bão số 3. Họ cũng giúp người dân Yên Bái vơi đi những mất mát, đau thương sau thiên tai, nhanh chóng tái thiết cuộc sống.

"Tiếp sức” kịp thời 

Vượt hơn 1.000 km, bác sĩ Hoàng Ánh cùng đoàn công tác của ngành y tế tỉnh Bình Định đã có mặt ở tỉnh Yên Bái ngay sau cơn bão số 3. Được phân công hỗ trợ đồng nghiệp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ tại xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, công việc hằng ngày của bác sĩ Ánh là phun hóa chất khử khuẩn những khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao sau mưa lũ như: trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, hộ gia đình hay các ngõ ngách bị ngập sâu. Bình Định cũng là tỉnh đầu tiên hỗ trợ nhân lực y tế cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Thấy rõ tình cảm, sự nhiệt tình của những y, bác sĩ đến từ phương xa, bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Hương Lý chia sẻ: "Trong lúc người dân chúng tôi tất bật dọn dẹp vệ sinh khi nước rút thì các cán bộ y tế của xã và của tỉnh Bình Định đã có mặt kịp thời phun khử khuẩn, hướng dẫn người dân vệ sinh phòng, chống dịch bệnh. Chúng tôi rất phấn khởi vì đã nhận được sự quan tâm không những của các cấp, các ngành trong tỉnh mà còn của các y, bác sĩ đến từ địa phương xa xôi như Bình Định. Tôi cũng tin tưởng rằng dịch bệnh sẽ không xảy ra sau mưa lũ”. 
 

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cảm ơn đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Bình Định và trao bức thư cảm ơn của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho đoàn công tác vì đã giúp tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3. 

Bão số 3 đã làm 61 hộ trên địa bàn xã Đại Đồng bị ảnh hưởng nặng nề do sạt lở đất, ngập úng, nước tràn qua nhà, 2 trang trại gà lớn tại thôn Đá Chồng với gần 16 nghìn con gà bị chết do ngập nước. Tại thôn Hương Lý có 2 điểm ngập sâu từ 1m đến 1,8 m; thôn Hồng Bàng và Đá Chồng, bị chia cắt hoàn toàn do nước dâng cao. 

"Trạm Y tế xã đã huy động toàn bộ 3 cán bộ trạm và với 5 y tế thôn, bản thời phun khử khuẩn, hướng dẫn người dân vệ sinh phòng, chống dịch bệnh cho người dân ngay sau khi nước rút. Với địa bàn rộng, nhiều điểm bị chia cắt, hầu hết phải đi bộ nên các nhân viên y tế ở đây dường như đã kiệt sức. Sự có mặt của đoàn y tế Bình Định là sự "tiếp sức” kịp thời cho chúng tôi, họ đã lăn xả, làm việc ngày đêm. Đặc biệt, đoàn Bình Định cũng mang theo nhiều túi y tế gia đình để phát đến từng hộ và động viên bà con” - bác sĩ Phạm Thị Vân Giang, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đại Đồng cho biết.

"Mang cả tấm lòng của người Bình Định đến bà con và bà con Yên Bái đã đối đãi với đoàn mình rất tình cảm như người nhà, người con của quê hương. Sau 1 tuần hỗ trợ tại xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, tôi thấy rõ tình cảm của bà con với đoàn, tôi xin gửi lại bài thơ thay lời muốn nói của mình có tựa đề "Chẳng nỡ rời xa” - bác sĩ Hoàng Ánh thăng hoa cảm xúc.


 Bài thơ "Chẳng nỡ rời xa” của bác sĩ Hoàng Ánh.

Phát huy tinh thần tương thân tương ái

Ngay sau khi nhận được thông tin tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng nặng nề do bão số 3, với tinh thần tương thân tương ái, Sở Y tế tỉnh Bình Định đã thành lập đoàn công tác gồm: 33 cán bộ, y, bác sĩ của các trung tâm y tế trong tỉnh lên đường đến hỗ trợ tỉnh Yên Bái từ ngày 14/9. Đoàn đã hỗ trợ tỉnh Yên Bái về nhân lực, vật tư, thiết bị để phục vụ công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại 3 địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh là thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Yên Bình. Bên cạnh đó, đoàn cũng đã tích cực phối hợp cùng ngành y tế tỉnh tuyên truyền người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sau bão lũ.

Trong gần 1 tuần, đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định và Trung tâm Y tế các huyện Trấn Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái đã phối hợp cùng  chính quyền địa phương hỗ trợ các xã, thị trấn phun thanh khiết môi trường, hoá chất khử khuẩn các khu vực rác thải ứ đọng, khu vực nước vừa rút có nguy cơ phát sinh nguồn nhiễm bệnh. Đồng thời, họ cũng tư vấn, hướng dẫn hộ gia đình cách khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân; điều tra tình hình dịch bệnh tại cộng đồng và truyền thông phòng, chống bệnh truyền nhiễm sau bão lũ tại các hộ…

Xúc động trước tình cảm và sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đồng nghiệp tỉnh Bình Định, bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Châu Loan - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên cho biết: "Chúng tôi rất cảm ơn đoàn công tác y tế của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong công tác chuẩn bị, ứng phó và đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả sau mưa lũ”. 

 
Các hoạt động Bệnh viện Bạch Mai kịp thời hỗ trợ ngành y tế tỉnh Yên Bái sau bão số 3.

Kịp thời hỗ trợ ngành y tế cũng như người dân Yên Bái vượt qua khó khăn sau bão số 3, Bệnh viện Bạch Mai đã quyết định miễn toàn bộ học phí đào tạo, chuyển giao kỹ thuật dành cho ngành y tế tỉnh Yên Bái từ nay đến hết năm 2025 với tổng trị giá 6 tỷ đồng; hỗ trợ 500 triệu đồng cho cán bộ ngành y tế Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3. Đồng thời Bệnh viện Bạch Mai cũng tổ chức khám, tư vấn sức khỏe cho người dân một số địa bàn tại thành phố Yên Bái…

"Chúng tôi đến khám chữa bệnh miễn phí cho bà con vùng lũ Yên Bái vì biết rằng, người dân sau lũ sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe. Không ít người chứng kiến cảnh người thân, hàng xóm bị chết trong lũ hay chứng kiến dòng lũ cuốn đi toàn bộ tài sản của gia đình đã bị sang chấn tâm lý nặng nề sau bão; nếu không được các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm sẽ dẫn đến những rối loạn lo âu, lan tỏa có thể "nhấn chìm" họ thêm một lần nữa” - bác sĩ Lê Công Thiện, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho hay.

Được các y, bác sĩ khám bệnh và động viên, anh Phùng Thế Chí, tổ dân phố Phúc Sơn, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Tôi không thể ngủ được bởi những hình ảnh vợ, con đã mất ngay trước mắt, sau vụ sạt lở đất kinh hoàng đêm 9/9. Được các y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thăm khám và phát thuốc tôi cũng đã ngủ được chút ít, tinh thần cũng đỡ hơn, tôi sẽ cố gắng gượng dậy vì vợ con và những người thân của mình”.

Thời điểm này, người dân vùng lũ Yên Bái phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe, không chỉ là nhiều loại dịch bệnh bủa vây mà cả các bệnh về da liễu, xương khớp, sức khỏe tâm thần. Được kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí, người dân phần nào vơi đi nỗi lo sau lũ. Qua đó, họ cũng cảm nhận được tình đồng bào qua những lời hỏi thăm ân cần và những túi thuốc được chuẩn bị đầy đủ chu đáo của các y, bác sĩ đến từ các tỉnh, thành phố, giúp người dân vơi đi những mất mát, đau thương sau thiên tai, nhanh chóng tái thiết cuộc sống.

Trân trọng biết ơn sự sẻ chia

Sau bão số 3, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã có 38 cơ sở y tế bị sạt lở, ngập úng; một số đơn vị y tế thiệt hại về cơ sở vật chất và máy móc như: Bệnh viện Nội tiết tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu, Phòng khám Đa khoa khu vực An Bình, huyện Văn Yên…; ước tính thiệt hại trên 41 tỷ đồng. Với tinh thần tương thân, tương ái, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và hai tỉnh Bình Định, Điện Biên, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam… đã kịp thời hỗ trợ ngành y tế Yên Bái trên 4.400 túi thuốc gia đình, 30 nghìn viên Cloramin B 250mg, 350kg Chloramin B bột, 11 máy phun khử khuẩn, các nhu yếu phẩm và gần 600 triệu đồng...

 
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ y tế cơ sở và khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân huyện Văn Yên.

Được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời của các bộ, ban, ngành Trung ương, các cấp, các ngành, tổ chức, bạn bè quốc tế, tỉnh Yên Bái nói chung và ngành y tế nói riêng đã và đang tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường lực lượng, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, rà soát đánh giá thiệt hại, vệ sinh môi trường và hỗ trợ kịp thời giúp các hộ dân sớm ổn định cuộc sống. Với sự cố gắng của chính quyền và người dân, đến nay, đời sống nhân dân vùng bão lũ cơ bản ổn định, 100% cơ sở y tế đã hoạt động khám chữa bệnh trở lại. 

Trân trọng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp, ấm áp tình đồng chí, đồng nghiệp của ngành y tế các tỉnh, thành cũng như Bệnh viện Bạch Mai dành cho ngành y tế tỉnh, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Yên Bái cho biết: "Mong rằng thời gian tới, ngành y tế  các tỉnh, thành, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiếp tục phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với ngành y tế tỉnh Yên Bái triển khai công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong lĩnh vực y tế”.

Sự "tiếp sức” của ngành y tế cả nước đối với y tế vùng lũ Yên Bái cũng như các tỉnh bị ảnh hưởng bởi thiên tai đã thêm một lần nữa cho thấy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tình dân tộc, nghĩa đồng bào luôn tỏa sáng. Với sự tiếp sức này, ngành y tế vùng lũ Yên Bái sẽ sớm vực dậy, người dân vùng lũ cũng được bảo vệ sức khỏe để gây dựng cuộc sống mới.

Minh Huyền 

Tags chăm sóc sức khỏe y tế bão số 3 Sở Y tế

Các tin khác
Cán bộ y tế Bệnh viện Nội tiết tỉnh khắc phục hậu quả bước đầu, duy trì khám, chữa bệnh cho người dân.

Theo thống kê, đến ngày 27/9, ngành y tế thiệt hại về cơ sở vật chất, công trình, trang thiết bị do bão gây ra tại 38 cơ sở y tế, ước tính thiệt hại kinh tế cần khắc phục là 41 tỷ đồng.

Hệ thống tiêm chủng VNVC và Công ty dược phẩm GSK Việt Nam ra mắt và triển khai tiêm vaccine phòng zona thần kinh tại Việt Nam sáng 4.10.

Vắc xin zona thần kinh (giời leo) dành cho người từ 50 tuổi hoặc từ 18 tuổi có nguy cơ mắc bệnh do Tập đoàn dược phẩm GSK (Bỉ) sản xuất được Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm lần đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 4/10 trên toàn quốc.

Dự thảo đề xuất bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn khi khám sức khỏe người lái xe trong tình huống cụ thể.

Dự thảo về tiêu chuẩn của người lái xe mới nhất đề xuất giữ nguyên yêu cầu xét nghiệm bắt buộc với chất ma túy. Còn xét nghiệm nồng độ cồn sẽ do bác sĩ khám chỉ định, tùy thuộc vào tình huống cụ thể khi khám sức khỏe cho lái xe.

Một bệnh nhân không thừa cân nhưng chỉ số mỡ nội tạng cao, mắc nhiều bệnh lý. Ảnh: Bác sĩ Tân cung cấp

Mỡ nội tạng quá cao gây huyết áp, đột quỵ, các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường và tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục