8 bộ, ngành phối hợp kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/5/2023 | 3:18:07 PM

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động của Tiktok tại Việt Nam sẽ được kiểm tra toàn diện, theo hình thức đột xuất, về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ, thông tin trên mạng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ TikTok Việt Nam và Văn phòng đại diện của TikTok Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu tượng của mạng xã hội TikTok trên màn hình máy tính bảng. Ảnh minh họa
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok trên màn hình máy tính bảng. Ảnh minh họa

Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của 8 cơ quan, đơn vị gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công thương; Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh. 

Nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào việc chấp hành các quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho người sử dụng trong nước; Quy trình kiểm duyệt thông tin; Xác thực thông tin người dùng; Ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam; Xử lý khiếu nại của người dùng; Thuật toán phân phối, đề xuất nội dung cho người dùng; Thu thập, quản lý, lưu trữ, sử dụng dữ liệu của người dùng; Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; Chấp hành các quy định về quảng cáo; Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em; Phòng, chống tệ nạn xã hội trên không gian mạng; Tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; Thực hiện nghĩa vụ thuế.

Ngoài ra, còn có nội dung về quản lý người nổi tiếng, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật–biểu diễn trên TikTok (Idol TikTok), đánh giá tác động của Tiktok đối với thanh, thiếu niên; đánh giá tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội Tiktok đến xu hướng và vai trò của truyền thông chính thống...

Trước đó, các sai phạm của Tiktok đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố gồm: Không có các biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước, tin giả, nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em; Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ; Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.

Bên cạnh đó, Tiktok đã không quản lý hoạt động của những người ảnh hưởng trên mạng TikTok- idol TikTok nên để nhiều idol có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa; Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền; Không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm.

Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông  Lê Quang Tự Do cho biết: Những sai phạm của TikTok để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn xã hội. TikTok đang khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, gây lệch lạc nhận thức, lối sống, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc; khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, tràn lan các nội dung vi phạm bản quyền.

Với việc kiểm tra toàn diện, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới như TikTok tuân thủ pháp luật Việt Nam.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Dữ liệu được sử dụng để lập trình và đào tạo AI có thể bị sai lệch và từ đó đưa ra những chẩn đoán, quyết định không chính xác. Ảnh minh họa

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 16/5 cảnh báo những dữ liệu được trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng để đưa ra chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể bị sai lệch hoặc bị lợi dụng.

Chiều 16/5, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị hỗ trợ, triển khai công tác chuyển đổi số. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng - Thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị.

Dữ liệu cá nhân được rao bán công khai trên Telegram.

Bộ Thông tin- Truyền thông (TT&TT) tới đây sẽ kiểm tra việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong các lĩnh vực do Bộ quản lý, tập trung vào những đơn vị thu thập, xử lý số lượng lớn thông tin cá nhân như mạng xã hội, nền tảng số nhiều người dùng.

Cán bộ ngành thuế Yên Bái công bố “Hóa đơn may mắn” quý II và quý III/2022.

Hơn một năm thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT), đến thời điểm này, các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, các tổ chức, đơn vị, người mua hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã triển khai sử dụng HĐĐT hiệu quả, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi số đối với công tác quản lý thu ngân sách (TNS) Nhà nước, hạn chế được gian lận trong thu nộp ngân sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục