Khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/8/2023 | 4:18:26 PM

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, đồng thời triển khai đơn thuốc điện tử.

Bộ trưởng Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy.

Liên quan đến vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, chuyển đổi số là một nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, trong đó người đứng đầu giữ vai trò quyết định.

Trong đó, toàn ngành phải đẩy mạnh thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt. Các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy; triển khai đơn thuốc điện tử theo Thông tư 27/2021/TT-BYT và Thông tư 04/2022/TT-BYT; triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắp chip, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám, chữa bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để chi cho ứng dụng công nghệ thông tin.

Liên quan đến triển khai bệnh án điện tử, theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, đến hết năm 2023, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai bệnh án điện tử; từ năm 2024-2028, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Tuy nhiên, trong dự thảo mới đây đang lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức, Bộ Y tế đề xuất, đến hết năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.300 cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước, trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên. Theo dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8, cả nước có mới chỉ 50 cơ sở y tế (gồm cả công lập và tư nhân) chính thức công bố chuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.

***** Bám sát các chủ trương phát triển y tế số theo chỉ đạo từ trung ương tới địa phương, với vị trí là bệnh viện hạng I, tuyến cuối của tỉnh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Yên Bái đã sớm phát huy lợi thế về cơ sở hạ tầng và hạ tầng mạng, nhanh chóng triển khai số hóa qua 3 giai đoạn: số hóa, ứng dụng số hóa và chuyển đổi số (CĐS)...

Hiện tại, theo Bộ tiêu chí Bệnh viện thông minh quy định tại Thông tư 54 của Bộ Y tế, BVĐK tỉnh được đánh giá có hệ thống HIS - pro đạt mức 6/7; hệ thống LIS, RIS/PACS đạt mức nâng cao, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để chia sẻ, tích hợp dữ liệu. Đồng thời, bảo đảm khả năng kết nối liên thông với tất cả các trang thiết bị hiện có trong toàn viện trên mạng. 

Bác sĩ Trần Lan Anh - Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: "Bệnh viện đã sử dụng hệ thống chữ ký điện tử của bác sĩ, điều dưỡng, thiết bị ký số của bệnh nhân bằng chữ ký và vân tay, đang hoàn thiện những đánh giá cuối cùng để đề nghị Bộ Y tế công nhận bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử trong thời gian sớm nhất. Dự kiến, Bệnh viện nằm trong tốp 50 bệnh viện đầu tiên/1.400 bệnh viện công bố sử dụng bệnh án điện tử của cả nước”. 

Thủy Thanh (BT - chinhphu.vn)

Các tin khác
Một tiết học sử dụng bài giảng điện tử của cô và trò Trường THCS Sơn Thịnh.

Năm học vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Văn Chấn đã đạt nhiều kết quả trong triển khai thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong công tác quản lý trường học, giảng dạy và học tập.

Đoàn viên thanh niên là lực lượng tiên phong hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng YenBai-S.

Với mục tiêu “Hướng tới sự hài lòng và hạnh phúc của người dân”, tỉnh Yên Bái chính thức đưa ứng dụng Công dân số YenBai-S (YenBai-S) trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là ứng dụng trên thiết bị thông minh để người dân tương tác trực tiếp với các cơ quan Nhà nước.

Đoàn công tác Ban cơ yếu Chính phủ kiểm tra tại Bộ phận Phục vụ hành chính công thành phố Yên Bái.

Ngày 23/8, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ đã kiểm tra tình hình sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại thành phố Yên Bái.

Trên 81 % người dân thành sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh.

Tỷ lệ người dân trên địa bàn thành phố đang sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh đạt 81,2%; Tỷ lệ người trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 78%; Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kỹ năng số cơ bản đạt 77,2%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục