Thủ tướng phát động phong trào thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/4/2025 | 2:14:12 PM

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” phải diễn ra với tinh thần thần tốc, táo bạo hơn nữa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần vận dụng tinh thần
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần vận dụng tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong phong trào.

Sáng 24/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương dự và chỉ đạo lễ phát động.

Cùng dự còn có ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ủy viên Trung ương: bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp.


Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

"Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng nêu rõ, cùng với phong trào Bình dân học vụ số, phong trào Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) nhằm cụ thể hóa và đưa các chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đi vào thực tiễn cuộc sống, các ngành, lĩnh vực.

Khẳng định KHCN, ĐMST và CĐS là con đường quan trọng nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, Thủ tướng nhấn mạnh cần vận dụng tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa” của những ngày tháng Tư lịch sử” vào công cuộc phát triển KHCN, ĐMST và CĐS.

Bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý những người đứng đầu các tổ chức để phong trào diễn ra thực chất, cần: "Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, quyết liệt phải có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc ấy, làm việc nào ra việc ấy”.

Điểm qua những thành tựu trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS trong thời gian qua, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra 3 điểm yếu: Thể chế chưa thông thoáng, hạ tầng chưa thông suốt, nguồn nhân lực và quản trị chưa thông minh.

Để thực hiện được hai mục tiêu chiến lược: Đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Thủ tướng chỉ đạo tập trung phát triển, ứng dụng mạnh mẽ KHCN, thúc đẩy mạnh mẽ ĐMST, CĐS, tạo động lực mới, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.

"KHCN, ĐMST, CĐS không có giới hạn, không có biên giới, không có tuổi tác, không có giới tính, không có tôn giáo”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện 3 quyết tâm: Đổi mới tư duy, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ mang tính đột phá, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ người Việt, người nước ngoài; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị.


Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia lễ phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".

Các doanh nghiệp cũng được giao 3 sứ mệnh quan trọng, đó là: Xây dựng tầm nhìn, chiến lược lâu dài vì chỉ nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn mới có chuyển đổi căn bản; chuyển từ ứng dụng và làm chủ công nghệ sang xây dựng năng lực sáng tạo đột phá; cải cách mô hình quản lý đồng thời mở rộng năng lực áp dụng các công nghệ mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ khác biệt.

"Trong quá trình thực hiện phong trào, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tìm ra gương người tốt, việc tốt để tuyên truyền, tạo động lực, cảm hứng trên cả nước. Phát động thì phải thi đua. Quan trọng nhất là không làm cái gì hình thức cả”, Thủ tướng lưu ý.

Khoa học phải sống, phục vụ con người

Tại lễ phát động, đại diện các địa phương, đoàn thể, tổ chức và doanh nghiệp đều khẳng định vai trò quan trọng của KHCN, ĐMST và CĐS trong phát triển kinh tế - xã hội và đất nước. 


Ông Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn. 

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ĐMST và CĐS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tổ chức Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới, ông Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, cho biết Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ thực hiện một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm: Triển khai tuyên truyền sâu rộng về phong trào trong toàn Đoàn; đẩy mạnh tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh thiếu nhi tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, khởi nghiệp; kết nối mạng lưới tài năng trẻ; tăng cường CĐS, ứng dụng KHCN, ĐMST trong hệ thống tổ chức Đoàn, hội, đội các cấp, học tập, lao động, công tác; đưa nội dung của phong trào vào các hoạt động của Đoàn.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhìn lại lịch sử suốt 77 năm qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc năm 1948, tinh thần thi đua đã trở thành động lực mạnh mẽ, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy hiệu quả sức mạnh dân tộc. Thủ tướng tin tưởng với tinh thần "thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” sẽ lan tỏa, tạo động lực, tạo khí thế, truyền cảm hứng, tạo sức mạnh mới để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Hình thức Livestream bán hàng được nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh áp dụng đạt hiệu quả tốt.

Kinh tế số là 1 trong 3 trụ cột và là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh Yên Bái. Là tỉnh miền núi với nhiều khó khăn, Yên Bái đã xác định để xây dựng nền kinh tế số cần xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức chung về lộ trình và thực hiện chuyển đổi sang kinh tế số.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cài đặt ứng dụng Mobile Banking cho người dân.

Đứng trước những cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Đối với tỉnh Yên Bái, một địa phương có nhiều tiềm năng nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức về địa lý, kinh tế và trình độ dân trí, việc đưa người dân từ “làm quen” với CĐS đến tạo “thói quen” CĐS cho họ đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, giúp người dân chủ động ứng dụng công nghệ vào mọi mặt của đời sống.

Trong 2 ngày 19-20/4, huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức về trí tuệ nhân tạo AI và những tiện ích của các công cụ AI trong phục vụ công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 766/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030" (Đề án).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục