Châu Á-Thái Bình Dương đón nguyệt thực và mưa sao băng
- Cập nhật: Thứ tư, 8/10/2014 | 2:08:05 PM
Chiều 8-10 (giờ Việt Nam, khoảng từ 17 giờ trở đi) tức rạng sáng 8-10 giờ Bắc Mỹ, một khu vực rộng lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ chứng kiến nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực xảy ra hồi tháng 4-2014 ở Bắc Mỹ.
|
Cụ thể là các khu vực bờ Tây Bắc Mỹ, Nam Mỹ (trừ phần phía Đông của Brazil), Đông Á và Đông Nam Á, châu Úc.
Mặt trăng sẽ bị bóng của trái đất che khuất trong khoảng một giờ và thời gian nguyệt thực toàn phần khoảng 15 phút. Tuy vậy, việc chứng kiến nguyệt thực còn tùy thuộc vào thời tiết. Dự báo nhiều khu vực có mây sẽ không thể quan sát được nguyệt thực.
Mặt trăng sẽ trở thành màu cam hoặc màu đỏ, kết quả của ánh sáng mặt trời phân tán ra khỏi bầu khí quyển của Trái đất. Đó là lý do tại sao nó được gọi là “mặt trăng máu”.
Dự báo, 2 lần nguyệt thực kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 4-4 và 28-9-2015.
Gần như cùng thời điểm với hiện tượng nguyệt thực, một số khu vực có thể chứng kiến mưa sao băng Draconid, dự kiến sẽ đạt đỉnh tối 8-10. Các sao băng Draconid xuất hiện có nguồn gốc từ chòm sao Draco the Dragon, ở phía Bắc bầu trời phía Tây Bắc.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Việt Nam vừa vinh dự nhận được 3 trong tổng số 23 giải thưởng của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực quốc tế (FAO), trong đó có một giải thưởng “Thành tựu xuất sắc”…
YBĐT - Đối với tỉnh Yên Bái, đến nay, có 175 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đã được Cục SHTT thẩm định cấp 130 văn bằng, trong đó, 1 văn bằng chỉ dẫn địa lý, 1 nhãn hiệu chứng nhận, 6 văn bằng sáng chế, 10 văn bằng kiểu dáng công nghiệp, 112 văn bằng nhãn hiệu khác.
Ngày 24/9, Ấn Độ đã đi vào lịch sử ngành hàng không vũ trụ thế giới khi trở thành quốc gia đầu tiên đưa được tàu vũ trụ vào quỹ đạo Sao Hỏa ngay trong lần tiếp cận đầu tiên.
Các nhà khoa học tại Trường Đại học Stanford đã thành công trong việc lập trình lại tế bào da người và biến chúng thành những tế bào tiền thân của tinh trùng.