Khoa học kỹ thuật hỗ trợ sản xuất trên vùng cao Trạm Tấu

Ông Phàng A Dê ở thôn Tà Xùa, xã Bản Công cho biết: "Gia đình tôi trồng hơn 100 cây sơn tra nhân giống theo phương pháp ghép cành thì đều sống hết. Cây mọc nhanh lắm, không bị sâu bệnh, lá lúc nào cũng xanh tốt, tán rộng nên năng suất và sản lượng quả cao hơn". Đó là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất với người dân huyện vùng cao Trạm Tấu.
Sau khi nghiên cứu thành công tiến bộ kỹ thuật nhân giống cây sơn tra bằng phương pháp ghép cành, Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ (KHCN) tỉnh đã chuyển giao cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu để phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Trước đây, cây giống sơn tra chủ yếu sản xuất theo phương thức nhân giống hữu tính (tức là gieo hạt và ươm trong bầu đất). Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cây lâu ra quả, tỷ lệ cây không có quả cao. Với phương pháp ghép cành đã rút ngắn thời gian cây cho quả, chống chịu sâu bệnh tốt và giữ được nguồn gen trội, tỷ lệ cây sống đạt từ 75% trở lên. 
Ông Phàng A Dê ở thôn Tà Xùa, xã Bản Công cho biết: "Gia đình tôi trồng hơn 100 cây sơn tra nhân giống theo phương pháp ghép cành thì đều sống hết. Cây mọc nhanh lắm, không bị sâu bệnh, lá lúc nào cũng xanh tốt, tán rộng nên năng suất và sản lượng quả cao hơn. Năm nay là năm thứ 3 cho thu hoạch quả rồi, quả to và sai quả. Gia đình tôi sẽ tiếp tục chuyển sang trồng loại cây sơn tra ghép này để thay cho những cây đã già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp”. 
Hay như cây khoai sọ, vốn chỉ từ 1 sản phẩm thuần túy bản địa, diện tích manh mún nhưng nhờ áp dụng các tiến bộ KHCN từ việc trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến việc quan tâm xây dựng nhãn hiệu, huyện Trạm Tấu đã phát triển cây khoai sọ nương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. 
Cây khoai sọ của huyện đã từng bước hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, hình thành nên một số vùng sản xuất tập trung, bền vững, bảo đảm sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có năng suất, chất lượng cao. 
Với 401 ha, sản lượng dự kiến đạt khoảng 4.000 tấn với giá trung bình 15.000 đồng/kg sẽ đem lại cho đồng bào một nguồn thu đáng kể. Hiện nay, Hợp tác xã Hưng Thùy còn đang hoàn thiện giấy tờ cung cấp khoai sọ cho chuỗi siêu thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây sẽ là bước tiến mới để khoai sọ Trạm Tấu phát triển vươn xa hơn nữa.
Đây chỉ là 2 minh chứng cụ thể cho kết quả của việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Những năm qua, hiểu rõ điều này, huyện Trạm Tấu đã tích cực phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh triển khai ứng dụng KHCN để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Trong nông nghiệp, huyện đã đẩy mạnh sử dụng những giống lúa, ngô lai ngắn ngày cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu vào sản xuất; từ đó, mở rộng diện tích trồng lúa, ngô 2 vụ, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn. 
Trong chăn nuôi, người dân đã phối hợp thực hiện các dự án khoa học về thụ tinh nhân tạo, áp dụng trồng ngô sinh khối, ủ chua để làm thức ăn; sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà đen bản địa... Từ đó, bước đầu đã tạo ra những đàn vật nuôi khỏe mạnh với ưu thế về kiểu hình, bảo đảm lượng thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông, giúp giảm rõ rệt tình trạng gia súc chết do đói, rét. 
Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã triển khai hướng dẫn nhân dân ghép cành sơn tra để cải tạo chất lượng sản phẩm và mở rộng diện tích; thử nghiệm một số loại cây trồng mới như: lê Tai nung, mắc ca... Công tác bảo hộ, sở hữu trí tuệ sản phẩm cũng được quan tâm triển khai. Đến nay, huyện đã có 6 sản phẩm chủ lực, đặc sản được cấp chứng nhận nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý.
Thời gian tới, với chủ trương đẩy mạnh ứng dụng KHCN gắn với phát triển mạnh cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản, huyện Trạm Tấu mong muốn các ngành chuyên môn giúp đỡ, chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ KHCN trong bảo quản, chế biến, từng bước tạo vùng sản xuất tập trung gắn với sản xuất, chế biến an toàn theo chuỗi giá trị như: khoai sọ nương, măng ớt, chè Shan tuyết...; những quy trình chăn nuôi tiên tiến; những loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, đặc biệt là tận dụng diện tích đất dưới tán rừng phòng hộ để đồng hành cùng địa phương nâng cao năng suất, giá trị cho sản phẩm nông - lâm nghiệp.
Hoài Anh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 6.

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025: VinFast VF 6 tuột mất vị trí thứ 3

So với tháng 4/2025, doanh số của VinFast VF 6 trong tháng 5/2025 đã giảm gần 400 xe. Sự sụt giảm này đã khiến mẫu xe từ vị trí thứ 3 tụt xuống vị trí thứ 6 trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, VF 5 và VF 3 vẫn tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Sở Khoa học và Công nghệ tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nền tảng cho sự phát triển

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực trong việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (CĐS). Điều này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế và cải thiện môi trường sống cho người dân địa phương.
fb yt zl tw