Các nhà nghiên cứu của Anh đã tìm ra một mẫu gien của con người có khả năng ngăn chặn hầu hết các chủng virus cúm gia cầm lây nhiễm sang người.
|
Virus cúm gia cầm chủ yếu lây lan giữa các loài chim hoang dã và gia cầm như vịt, mòng biển, gà và chim cút.
|
Theo hãng tin Reuters, virus cúm gia cầm chủ yếu lây lan giữa các loài chim hoang dã và gia cầm như vịt, mòng biển, gà và chim cút. Mặc dù virus chủ yếu ảnh hưởng đến các loại động vật song trong một số trường hợp hiếm hoi, con người thường tiếp xúc gần với những con chim có thể bị nhiễm bệnh.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học MRC, Glasgow đã nghiên cứu hàng trăm mẫu gien thường có trong tế bào người, so sánh hành vi của các gien trong quá trình lây nhiễm với virus cúm mùa ở người hoặc virus cúm gia cầm.
Họ tập trung nghiên cứu một loại gien gọi là BTN3A3, có trong đường hô hấp trên và dưới của con người. Gien này được phát hiện có khả năng ngăn chặn sự sao chép của hầu hết các chủng cúm gia cầm trong tế bào người. BTN3A3 dường như là yếu tố chính quyết định liệu bất kỳ chủng virus gây cúm gia cầm nào có khả năng gây đại dịch ở người hay không.
Tuy nhiên, hoạt động kháng virus của gien này không thể bảo vệ trước virus cúm mùa. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các đại dịch cúm ở người, bao gồm đại dịch cúm toàn cầu năm 1918-1919, đều do virus cúm kháng BTN3A3 gây ra.
Theo lẽ tự nhiên, virus luôn biến đổi và điều này không có nghĩa là virus cúm gia cầm không thể tiến hóa để thoát khỏi hoạt động của BTN3A3.
Đầu năm nay, một chủng cúm gia cầm H5N1 mới dễ dàng lây truyền giữa các loài chim hoang dã đã lan rộng toàn cầu, lây nhiễm và giết chết nhiều loài động vật có vú, làm dấy lên lo ngại về đại dịch ở người. Cho đến nay, chỉ có một số ít trường hợp virus cúm gia cầm lây sang người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận.
Giáo sư Massimo Palmarini, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho bhay khoảng 50% các chủng H5N1 lưu hành trên toàn cầu tính đến năm 2023 có khả năng kháng BTN3A3. "Đây là loại điều mà chúng ta nên đặc biệt chú ý vì mức độ rủi ro ngày càng cao”, Sam Wilson, một đồng tác giả khác của nghiên cứu, cảnh báo.
(Theo Tin tức)
Ngày 27-6 (giờ Việt Nam), The New York Times đưa tin, Tiến sĩ John Goodenough, người được công nhận rộng rãi là đã tạo ra pin lithium-ion, đã qua đời ở tuổi 100.
Nhà ông An Văn Đảo - Bí thư Chi bộ thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái nhiều năm nay trồng giống sắn lai cao sản để làm thức ăn cho gia cầm. Ông nói như năm 2022, có 3 sào đất vườn tận dụng, ông cũng trồng được gần 1.000 gốc sắn, thu về chừng 3,5 tấn sắn củ tươi.
Những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học đã thực sự trở thành cầu nối quan trọng tạo sự liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân để chuyển hóa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động chuyên môn. Nhiều nhiệm vụ sau kết thúc đã được phổ biến nhân rộng và ứng dụng vào thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực.
Báo Bild của Đức - tờ báo bán chạy nhất ở châu Âu - dự kiến thay thế một loạt vị trí biên tập bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cắt giảm chi phí.