Phó giáo sư Việt nghiên cứu vật liệu bê tông từ bùn thải và tro bay

PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (Đại học Cần Thơ) tham gia nghiên cứu vật liệu dạng bê tông chịu lực từ bùn thải và tro bay ứng dụng vào san nền.
PGS Huỳnh Trọng Phước (35 tuổi) vừa được trao giải thưởng Quả Cầu Vàng 2023 vì có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo, trong đó tạo vật liệu từ bùn thải là một trong số công trình nổi bật.
PGS Phước cho biết, nghiên cứu được thực hiện khi ông làm tiến sĩ tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đài Loan 7 năm trước. Khi đó một doanh nghiệp xử lý nước thải tại Đài Bắc đặt hàng nghiên cứu dùng bùn lắng sẵn có tại nhà máy làm thành vật liệu để san lấp nội bộ trong khuôn viên.
TS Phước cùng nhóm nghiên cứu đã phát triển công thức phối trộn bùn lắng với tro bay cùng một lượng nhỏ xi măng và phụ gia khác để làm thành vật liệu cường độ thấp có kiểm soát (CLSM). Xi măng và phụ gia được thêm vào sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tro bay và bùn lắng tham gia các phản ứng hóa học, tạo thành vật liệu CLSM có khả năng chịu lực.
Phó giáo sư Việt nghiên cứu vật liệu bê tông từ bùn thải và tro bay ảnh 1
PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (thứ 2 từ trái sang) trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Đài Loan. 
Anh cho biết, loại bùn lắng trong nhà máy xử lý nước thải chứa hàm lượng khá cao silic dioxide (SiO2) và nhôm oxide (Al2O3) gần tương đồng với thành phần của tro bay có trong các nhà máy nhiệt điện than. Khối lượng riêng và thành phần hạt của hai loại vật liệu này không chênh nhau nhiều nên rất thích hợp phối trộn làm thành vật liệu CLSM. "Tùy vào nhu cầu cụ thể của đơn vị đặt hàng có thể điều chỉnh hàm lượng từng thành phần vật liệu để có được sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng", anh nói.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình tạo vật liệu CLSM sử dụng bùn và tro lấy trực tiếp từ các nguồn phát thải về phòng thí nghiệm và sử dụng trực tiếp không qua khâu xử lý.
PGS Phước cho biết tùy vào điều kiện cụ thể có thể trộn ẩm trực tiếp hoặc trộn khô (vật liệu phải sấy khô trước khi dùng). Đối với dạng vật liệu CLSM phục vụ san lấp, nhóm chọn phương án trộn ẩm để tiết kiệm chi phí khâu xử lý.
Sau nhiều lần thử trong phòng thí nghiệm, đánh giá và hiệu chỉnh các khâu, nhóm đã tối ưu hóa công thức để sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng. Đây cũng là bước khó khăn và mất nhiều thời gian nhất, phải tính toán thiết kế và phối trộn. Nhóm phải thử đi thử lại khá nhiều lần vì mỗi lần điều chỉnh một lượng nhỏ thành phần, đặc tính của sản phẩm sẽ thay đổi nhiều. Ngoài ra, phương pháp và quy trình trộn, dạng thiết bị sử dụng cũng tác động nhiều đến kết quả nghiên cứu.
So sánh với vật liệu san lấp cát truyền thống, PGS Phước cho rằng đây là hai phương pháp hoàn toàn khác nhau. Khi san lấp bằng cát thông thường dựa vào năng lượng lu lèn để đầm chặt vật liệu đến một độ chặt thiết kế thì nghiệm thu. Còn CLSM là dạng vật liệu cường độ thấp có kiểm soát, như một dạng bêtông được thiết kế với tính chất phục vụ cho từng mục đích khác nhau, tức hoàn toàn có thể điều chỉnh theo yêu cầu sử dụng. Yêu cầu về chất lượng càng cao thì chi phí sản xuất cũng sẽ tăng tương ứng.
YBĐT (theo VnExpress)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 6.

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025: VinFast VF 6 tuột mất vị trí thứ 3

So với tháng 4/2025, doanh số của VinFast VF 6 trong tháng 5/2025 đã giảm gần 400 xe. Sự sụt giảm này đã khiến mẫu xe từ vị trí thứ 3 tụt xuống vị trí thứ 6 trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, VF 5 và VF 3 vẫn tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Sở Khoa học và Công nghệ tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nền tảng cho sự phát triển

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực trong việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (CĐS). Điều này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế và cải thiện môi trường sống cho người dân địa phương.
fb yt zl tw